Doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
- 131
- Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
- 20:16 27/02/2022
Nhân lực, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung đẩy mạnh đầu tư ngay từ đầu năm 2022, với kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội mở ra từ nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi trước đại dịch Covid-19.
Hướng tới tầm nhìn dài hạn
Từ đầu năm 2022 tới nay, xuất khẩu của Việt Nam đã đón nhận nhiều tin vui, đơn hàng liên tục đổ về các doanh nghiệp, giúp công suất được hoạt động trở lại sau một thời gian dài “đóng băng” vì dịch bệnh trong quý 3, 4/2021. Do đó, các doanh nghiệp vừa dồn sức sản xuất trở lại, vừa đẩy mạnh các hoạt động đầu tư để nâng cao chất lượng, tăng năng suất và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu.
Công ty Cổ phần Thịnh Long Intra chuyên sản xuất khẩu trang cao cấp, cung cấp cho các CDC, y tế bệnh viện… Tuy nhiên, sang năm 2022, công ty này lại quyết định hướng tới tầm nhìn dài hạn hơn là phân khúc sản phẩm cao cấp dành cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và xuất khẩu. Tổng giám đốc Công ty, Bùi Bá Thiện cho biết, Công ty sẽ xây dựng nhà máy mới, quy mô rộng lớn, đạt chuẩn mọi tiêu chí về sản xuất trang thiết bị vật tư y tế tại Lương Sơn, Hòa Bình.

Tương tự, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Thăng Long Hà Nội (doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ logistics) cho biết, năm 2022, công ty đang thực hiện tính toán lại chuỗi sản xuất nhằm đảm bảo ổn định lượng hàng hóa trước những lo ngại dịch bệnh còn tồn tại. Hiện Công ty đang làm thủ tục vay vốn để đầu tư thêm gần 10 tỷ đồng trang thiết bị máy móc, nhất là phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa, tự động hóa sản xuất một cách tốt hơn. Hơn nữa, theo vị này, việc đầu tư để nâng cao năng lực tự chủ về vận tải hàng hóa, về lâu dài, sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí do giá xăng dầu, nguyên liệu, vận tải vẫn còn xu hướng tăng lên.
Đầu tư vào chất lượng
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Từ quan điểm "Zero Covid-19" sang "thích ứng an toàn" với dịch, kinh tế nước ta được kỳ vọng nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng cũng như củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài. Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết, dù khó khăn bởi đại dịch Covid-19 nhưng năm 2021, Nestlé vẫn tăng vốn đầu tư vào Đồng Nai thêm 132 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất cà phê hiện đại nhất khu vực, cung ứng sản phẩm cho nhiều nước trên thế giới. Sang năm 2022, công ty đang triển khai nhanh dự án để sớm đưa nhà máy vào hoạt động, tăng lượng hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao đầu tư về máy móc, thiết bị phải luôn đi kèm với đảm bảo, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào nâng cao đội ngũ nhân lực, thay đổi phương thức quản trị, tích cực chuyển đổi số.
Chẳng hạn, tại Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng, đã triển khai nhiều giải pháp quản trị công nghệ nhằm tối ưu dây chuyền sản xuất Alumin, giúp giảm tiêu hao các vật liệu chính. Ngoài ra, công ty còn chủ động triển khai các phương án chuẩn bị kho bãi, cân đối tối ưu trong công tác lưu kho..., xây dựng các dây chuyền tự động hóa để bảo vệ môi trường… Vì thế, năm 2022, Công ty đặt mục tiêu sản xuất 50.000 tấn Alumin, doanh thu 2.677 tỷ đồng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, dù thị trường chủ lực là nội địa nhưng chất lượng sản phẩm vẫn đủ tiêu chuẩn để có thể tiến tới xuất khẩu ngay khi cần. Đơn cử, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ phân bón trong nước ảm đạm, Công ty Cổ phần Phân bón Cà Mau đã chủ động lên kế hoạch xuất khẩu để điều tiết hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Theo kế hoạch, Phân bón Cà Mau sẽ xuất khẩu khoảng hơn 100.000 tấn phân bón Ure tới sang một số thị trường tiềm năng của châu Á, châu Mỹ. Việc này sẽ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu Phân bón Cà Mau trong mắt bạn hàng nước ngoài, đồng thời duy trì sản lượng xuất khẩu ổn định, củng cố mục tiêu chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới.
Tuy nhiên, việc đầu tư để nâng cao năng lực xuất khẩu không phải là vấn đề dễ thực hiện với đại đa số doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực tài chính cho đến kinh nghiệm hoạt động còn nhiều hạn chế. Về vấn đề này, đại diện Công ty Thăng Long Hà Nội cho hay, các đối tác trên thế giới ngày càng “khó tính” hơn, không chỉ yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ mà hàng hóa của Việt Nam còn phải vượt qua những hàng rào phi thuế quan đang được nhiều thị trường đặt ra. Các doanh nghiệp ý thức được vấn đề này, nhưng nguồn lực nào để thay đổi lại rất khó.
Vì thế, các doanh nghiệp vẫn luôn đặt nhiều kỳ vọng vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội mới thông qua, với nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng giúp doanh nghiệp thêm nguồn lực để vươn lên. Theo các doanh nghiệp, cùng với sự nỗ lực từ bản thân thì sự quan tâm kịp thời và ngày càng thực chất từ Chính phủ, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sẽ tạo niềm tin và đà phục hồi, tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Theo TCHQ
Bài liên quan
#sản xuất

Tại sao các nhà sản xuất ASEAN nên đi đầu trong hiện đại hóa CNTT?
Sản xuất thường được coi là ngành công nghiệp truyền thống phụ thuộc nhiều vào thiết bị và quy trình. Ngoài các loại máy móc lớn, dây đai băng tải và dây chuyền lắp ráp, thực tế sản xuất rất đa dạng và từ lâu đã giúp định hình sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ASEAN có thể có nguy cơ tụt hậu do phải đối mặt với gián đoạn áp dụng công nghệ mới và gần đây nhất là tác động tiêu cực bởi đại dịch làm thay đổi nền kinh tế của tất cả các quốc gia.

Hành trình tái sinh của "thị trấn sản xuất" Trung Quốc sau hai năm vắng bóng Samsung
Hai năm sau khi tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc năm 2019, cộng đồng tại khu vực này đã có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.

Nhiều dây chuyển sản xuất nước ngoài gặp khó khăn tại Việt Nam trong thời điểm phong tỏa do Covid
Hạn chế do dịch bệnh kéo dài ở Việt Nam trở thành vấn đề với với các nhà bán lẻ, đặc biệt là những công ty phụ thuộc vào ngành sản xuất giày dép, quần áo trong bối cảnh các dịp lễ đang đến gần.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp nhất trong vòng 7 tháng
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/7, dịch Covid-19 với biến chủng mới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam chỉ bằng 1/2 Trung Quốc
Tỷ lệ của Trung Quốc khoảng 70%, tỷ lệ của Thái Lan 60% và tỷ lệ của Việt Nam là 37%. Con số này cho thấy, doanh nghiệp phụ thuộc vào việc nhập khẩu trên 60%. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn đối với lĩnh vực chế tạo. Ông Keisuke Kobayashi, Phó trưởng đại diện Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro) Văn phòng đại diện tại Hà Nội, cho biết.

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong tháng 4
Theo số liệu mới công bố của IHS Markit, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam mạnh lên trong tháng 4. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn và các công ty đáp ứng bằng cách tăng số lượng việc làm và tăng mua hàng.
Đọc thêm Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
Lào Cai: Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã, Tổ hợp tác dần ổn định và phát triển trở lại
Các thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã dần bước vào quỹ đạo phục hồi chung của tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã, tổ hợp tác dần ổn định và phát triển trở lại trạng thái bình thường mới qua 6 tháng đầu năm 2022.
Kiềng 3 chân giúp hộ nuôi làm giàu
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” là câu nói tâm đắc của những người làm nghề canh trì. Có những lúc thăng trầm, nhưng nghề nuôi cá vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống của họ. Nghề này, tuy vất vả nhưng nếu “thuận buồm, xuôi gió”, có thể giúp nông dân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, nuôi cá không gặp thời, cũng khiến họ phải chịu cảnh trắng tay.
Dự án hơn 2 tỷ đô: Khởi đầu đắt giá cho du lịch đêm Quy Nhơn
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế cho Quy Nhơn – Bình Định. Trong đó sự xuất hiện của dự án hơn 2 tỷ đô MerryLand Quy Nhơn được nhìn nhận là khởi đầu đắt giá, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm – mảnh ghép còn thiếu của du lịch Bình Định.
VPCorp và HKT Group ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác
Sáng 12/5/2022, tại TP,HCM đã chính thức diễn ra Lễ khai trương Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh VP (VPCORP) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc HKT (HKT GROUP). Cũng tại sự kiện, VPCORP và HKT GROUP đã ký kết hợp tác cùng hai đơn vị uy tín trong ngành bất động sản là: Phú Đông Group và Thang Long Real Group.
Hà Nội chuyển mình để thích ứng
Qua hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là tiền đề để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, thích ứng an toàn, nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Tổng thống Sierra Leone đánh giá cao việc Việt Nam chọn ngành IT là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước
Trong chuyến thăm Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng thống Julius Maada Bio, ông đã đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chọn công nghệ thông tin là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước. Đặc biệt, là việc xây dựng, hình thành và phát triển các khu Công nghệ cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định đây là điều mà Sierra Leone sẽ học tập.
Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Trong Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu, vào năm 2025, trị giá xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD.
TP. Hồ Chí Minh tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư trong điều kiện bình thường mới
Sau những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 gần đây, TP. Hồ Chí Minh bước vào năm mới với quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm củng cố vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bài viết dưới đây, giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Burkhard Schrage đưa ra ba gợi ý để thành phố thành công trên bình diện này trong điều kiện bình thường mới.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Một số vấn đề trong việc điều hành giá cả thị trường trong năm 2022
Năm nay là năm thứ 2 Việt Nam trải qua cơn đại dịch Covid chưa từng có, nó tác động mạnh mẽ vào từng gia đình và mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.