Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân Covid-19 tỉnh Bình Dương

00:16 04/10/2021

Trong đó, việc kiến nghị, xem xét lên Bộ Trưởng Bộ Y Tế về công tác chăm sóc y tế cho bệnh nhân bị di chứng Covid-19 chế độ thụ hưởng bảo hiểm y tế, định hướng xây dựng các đơn chuyên chăm sóc bệnh nhân hậu Covid-19 và đào tạo bác sĩ chuyên ngành chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hậu Covid-19.

Hưởng ứng lời kêu gọi tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh, thành phố phía Nam của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, trong thời gian qua Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Y học giấc ngủ Việt Nam và Hội Hô hấp Việt Nam đã vận động nhiều hội viên là cán bộ y tế trong cả nước tham gia vào các hoạt động phòng - chống dịch bệnh Covid-19 tại Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Qua thời gian thực tế chăm sóc, điều trị và chủ trì hội chẩn chuyên môn cho một số bệnh viện, đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại một số tỉnh thành trong cả nước. 

Bình Dương thực hiện các công tác test nhanh COVID-19 trên diện rộng đề sàng lọc F0
Bình Dương thực hiện các công tác test nhanh COVID-19 trên diện rộng đề sàng lọc F0. 

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Bác sĩ Dương Quý Sỹ, với nhiệm vụ cố vấn chuyên môn, chủ trì hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch tại khoa hồi sức tích cực, trực tiếp chỉ định điều trị cho bệnh nhân, đào tạo cho các bác sĩ và điều dưỡng làm việc tại khoa hồi sức tích cực Covid-19 thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương với sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và sự phân công công tác của Giám đốc Sở Y tế Bình Dương.  Bên cạnh  góp phần cải thiện nhanh tình trạng sức khỏe của những người bị nhiễm Covid-19 và giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế những di chứng của bệnh Covid-19, chăm sóc bệnh nhân hậu Covid-19 di chứng Covid-9 kéo dài sau 3 tháng.

Ngoài ra trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng-nguy kịch có cơn bão cytokine, việc lọc máu hấp phụ cho thấy rất hiệu quả tại các đơn vị hồi sức tích cực Covid-19 nhằm giúp loại bỏ các cytokine ra khỏi máu, nhưng hiện nay các màng lọc hấp phụ lại không có để sử dụng nên làm giảm hiệu quả của việc điều trị; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do chưa có thuốc sinh học điều trị đối kháng với các cytokine đích nên việc loại bỏ các cytokine ra khỏi hệ tuần hoàn bằng lọc máu là rất cần thiết.

Đồng thời, với các chính sách về tiêm vắc xin và chăm sóc người bệnh ở tỉnh Bình Dương đã thể hiện được, sự tổ chức thực hiện đồng bộ - hiệu quả các chính sách y tế chiến lược như tiêm phòng vắc xin, sản xuất vắc xin, xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng, phân luồng nguy cơ, phân tầng điều trị và xây dựng các phác đồ điều trị cụ thể cho từng tuyến và thường xuyên cập nhật việc chẩn đoán và điều trị, dự báo dịch tễ…

Từ đó, tạo được niềm tin của nhân dân trong công tác phòng chống dịch, truy vết -  cách ly tập trung, tiêm ngừa vắc xin phòng Covid-19 và chăm sóc sức khỏe cho các F0 và các bệnh nhân Covid-19 ở cả 3 tầng (nhẹ, trung bình, nặng – nguy kịch) theo phân loại của Bộ Y tế. 

Theo Giáo Sư Dương Quý Sỹ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch do phần lớn bệnh nhân Covid-19 nặng có tình trạng suy thận cấp, suy đa tạng cấp tính, toan hóa máu nặng nên có thể phải lọc máu liên tục
Theo Giáo Sư Dương Quý Sỹ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch do phần lớn bệnh nhân Covid-19 nặng có tình trạng suy thận cấp, suy đa tạng cấp tính, toan hóa máu nặng nên có thể phải lọc máu liên tục.  

Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu lâm sàng nghiên cứu đa trung tâm về hiệu quả điều trị của corticoid liều cao trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong, rút ngắn ngày điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng – nguy kịch.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Bác sĩ Dương Quý Sỹ với các đề xuất như sau: Các đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 cần thường xuyên đào tạo, huấn luyện các bác sĩ, điều dưỡng làm công tác chăm sóc trực tiếp bệnh nhân Covid-19 thông qua đào tạo chuyên đề trực tuyến, hội chẩn công tác chăm sóc, phân tích các ca lâm sàng, kiểm thảo tử vong để góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm quốc gia và các nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình thái bệnh học bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam và một hiệu quả điều trị của một số thuốc – phác đồ điều trị.

Có sự phân công hợp lý nguồn nhân lực tham gia phòng, chống dịch từ nhiều nguồn nhân lực khác nhau và trình độ chuyên môn khác nhau. Đặc biệt là các bác sĩ được tăng cường từ các nơi hỗ trợ phòng, chống dịch nếu không có chuyên môn hồi sức hoặc chưa được đào tạo khẩn cấp về hồi sức bệnh nhân Covid-19 nên được phân công làm việc ở tầng thấp, các khu cách ly, không nên phân công tại các đơn vị hồi sức cấp cứu bệnh nhân Covid-19 (tầng 3).

Hoàng Thu