Để nông sản Việt 'danh chính, ngôn thuận' vào EU
- Kinh doanh
- 14:02 01/07/2020
Để tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thì việc nâng chất nông lâm thuỷ sản Việt xuất khẩu vào EU bằng nhãn mác Việt là rất cần thiết trong lúc này.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc CTCP nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho biết điều mà công ty tâm đắc là đã đàm phán với đối tác ở một số quốc gia EU nhằm để ngay nhãn mác gạo của “Trung An Rice” trên bao bì chứ không phải như từ trước đến giờ là các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) gạo Việt sang EU đều mang nhãn mác nước ngoài.
Xuất khẩu với nhãn mác Việt
“Chúng tôi đã đấu tranh, đàm phán được việc đặt nhãn mác của công ty trên bao bì. Hôm 29/6/2020 lần đầu tiên công ty đã xuất thành công 3 container gạo thơm chất lượng cao bằng nhãn mác của Trung An sang thị trường Pháp sau thời gian đàm phán”, ông Bình hào hứng chia sẻ.
![]() |
Việc nâng chất nông lâm thuỷ sản Việt XK vào EU bằng nhãn mác Việt là rất cần thiết trong lúc này |
Và vị giám đốc này kỳ vọng lớn vào việc tiêu thụ gạo chất lượng cao của công ty vào thị trường EU thông qua ưu đãi thuế quan của EVFTA sau khi gạo Việt đã trải qua quãng thời gian chịu mức thuế suất từ 5% đến 45%. Nhất là mức giá thu mua gạo Việt của EU đang rất tốt cho phía DN XK.
Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh bên lề hội nghị hỗ trợ DN tận dụng cơ hội phát triển XK nông lâm thuỷ sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả EVFTA được tổ chức ở Tp.HCM ngày 30/6, ông Phạm Thái Bình cho rằng sắp tới ông sẽ tập trung đưa mặt hàng gạo chất lượng cao mang nhãn mác của công ty đi vào siêu thị của các quốc gia EU. Đó là điều mà DN hướng tới.
Còn hiện nay, theo ông Bình, phía công ty đang tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm các đối tác ở EU như Pháp, Ba Lan, Đan Mạch...để gia tăng XK gạo chất lượng cao. Việc XK gạo vào EU không vướng mắc gì, tuy nhiên do thị trường này cho hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam còn rất thấp và có quá trình đàm phán khá khắc khe.
Không chỉ với mặt hàng gạo Việt chất lượng cao, để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA thì việc nâng chất nông sản Việt XK vào EU bằng nhãn mác Việt được cho là rất cần thiết trong lúc này.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết trên cơ sở thực hiện EVFTA của Chính phủ thì phía Bộ NN&PTNT sẽ ban hành kế hoạch thực hiện riêng, trong đó có việc tập trung tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng nông sản theo các quy định quốc tế. Nhất là xây dựng hài hoà các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU.
Theo ông Cường, thời gian tới cần thu hút và thúc đẩy DN XK nông sản tăng cường đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng để tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ EVFTA, đặc biệt là đối với nông lâm thuỷ sản đã qua chế biến.
“Chúng ta cần làm sao để khẳng định những ngành hàng nông lâm thuỷ sản Việt bắt kịp xu hướng ứng dụng công nghệ tốt nhất, tận dụng những quy trình quản lý tốt nhất của thời kỳ công nghiệp 4.0 để làm ra giá thành một cách cạnh tranh phù hợp nhất nhưng chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường EU”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Chấp nhận đương đầu thách thức mới
Còn theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, bên cạnh những cơ hội, tiềm năng từ Hiệp định EVFTA như đã nêu trên, XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới sẽ bước vào “sân chơi” lớn, cũng phải chấp nhận đương đầu với các khó khăn, thách thức mới.
Cụ thể, rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật, về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp...
EVFTA được cho là có ưu đãi với những quy định SPS (kiểm dịch động thực vật) linh hoạt nhưng một số ngành hàng nông, thủy sản của nước ta như hồ tiêu, chè, rau quả….
Mặc dù chất lượng sản phẩm nông sản Việt XK sang EU trong thời gian qua đã được cải thiện, thế nhưng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng trước hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU và để phát triển XK một cách bền vững, thì ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao.
Đặc biệt là cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) lưu ý, cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp để có thể tận dụng EVFTA cho việc XK nông sản.
Vậy, giải pháp để nâng chất lượng nông lâm thuỷ sản XK sang EU là gì ? Đứng ở góc độ quản lý, theo ông Toản, đó là cần tập trung xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, giá trị gia tăng mặt hàng nông sản.
Bên cạnh đó, ông Toản nhấn mạnh đây là lúc cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 và triển khai mạnh mẽ việc xây dựng mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng chỉ bền vững…
Thế Vinh
Tin liên quan
#kinh tế

Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi hóa đơn điện tử
Chỉ còn gần một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi, vẫn còn nhiều khó khăn nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng hình thức mới.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10
Từ hôm nay 1/10, Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Để trái cây Việt "rộng đường" XK sang thị trường Mỹ
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy…

Lợi kép của EVFTA
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8.2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6-6,5%
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-6,5%.

Gói hỗ trợ lần 2: Cần có cách tiếp cận trong bối cảnh “không bình thường"
Việc hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất và khuyến khích họ vay vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động?
Đọc thêm Kinh doanh
Cuộc cách mạng FinTech – Xu thế tất yếu của ngành tài chính hiện đại
Fintech (công nghệ tài chính/tài chính số) hiện nay được nhiều chuyên gia đánh giá là lĩnh vực tiềm năng trong khai thác công nghệ mới, cung cấp các ứng dụng, dịch vụ tài chính số hóa cho cá nhân và doanh nghiệp.
60 tấn gạo thơm thượng hạng của Việt Nam đã "tỏa hương" tại Vương quốc Anh
Gạo thơm thượng hạng của Việt Nam hiện đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg ( 465.000 đồng/10kg). Đây là lô hàng 60 tấn gạo đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA.
Năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn
Cục Hàng hải dự báo, đến năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn.
Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài “Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam” của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục Tiêu điểm châu Á, đề cập đến cách tiếp cận của hai nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
Ba hãng hàng không nội địa bị Cục Hàng không Việt Nam “tuýt còi”
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển tàu bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng.
Thông báo thu hồi 5370 xe ô tô Mitsubishi Outlander
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát đi thông báo Công ty TNHH Ô tô Mitsubishi Việt Nam thu hồi 5.370 xe ô tô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng.
Nhìn lại năm bết bát và thất thu của hai “ông lớn” sản xuất máy bay
Việc khách hủy đơn hàng quá ít, thêm vào đó hàng loạt hãng hàng không hoãn nhận máy bay đã đẩy Boeing và Airbus lâm vào khủng hoảng tài chính, buộc phải giảm sản lượng và sa thải hàng nghìn nhân viên.
Đường dây nóng ngành đường sắt phục vụ dịp Đại hội Đảng và Tết Tân Sửu
Những thông tin chi tiết về các số điện thoại đường dây nóng 24/7 vừa được Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố.
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.