Đề nghị trình Quốc hội Luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp năm 2023

17:20 26/05/2022

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội...

Thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay, đề dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội...
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội....

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công tác lập và triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều đổi mới, tiến bộ và kết quả tích cực. Tuy nhiên, một số hạn chế, bất cập tồn tại từ lâu vẫn chưa được khắc phục. Cụ thể như: Một số hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng, chưa đầy đủ theo quy định. Việc gửi hồ sơ không ít trường hợp chưa bảo đảm thời gian theo quy định. Vẫn còn tình trạng dự án đã được đưa vào chương trình, nhưng không chuẩn bị kịp để trình Quốc hội theo đúng kế hoạch.

Về Chương trình năm 2023, trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội đối với từng dự án; đồng thời, qua xem xét, đánh giá việc thực hiện Chương trình năm 2022, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và chất lượng chuẩn bị của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự kiến Chương trình năm 2023 như sau: Trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đối với 7 dự án, dự thảo, trong đó 6 luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, bao gồm: (1) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), (2) Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), (3) Luật Giá (sửa đổi), (4) Luật Đấu thầu (sửa đổi), (5) Luật Hợp tác xã (sửa đổi), (6) Luật Phòng thủ dân sự và (7) dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp.

Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6 đối với 6 dự án luật, bao gồm: 4 dự án luật, gồm Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và 3 dự án là Luật Viễn thông (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như tiến độ do Chính phủ đề xuất. 2 dự án luật, gồm Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, thông qua tại kỳ họp thứ 5...

PV