Thứ hai 14/04/2025 02:30
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu

12/04/2025 11:43
Cuộc chiến thương mại với “vũ khí” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tuần qua, dù Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế với nhiều nước, làm dấy lên lo ngại suy thoái toàn cầu lan rộng.
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu
“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu.

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động tiếp tục làm rung chuyển các thị trường toàn cầu, khi giá cổ phiếu và dầu lao dốc sau những động thái “trả đũa” từ Trung Quốc, nhằm đối phó với các đòn thuế quan từ Mỹ.

Các thị trường toàn cầu và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế từng thở phào nhẹ nhõm vào thứ Tư (9/4), khi Tổng thống Mỹ bất ngờ quyết định hoãn phần lớn các loại thuế đối ứng mới trong 90 ngày.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã cố trấn an giới hoài nghi bằng tuyên bố tại cuộc họp nội các rằng hơn 75 quốc gia muốn khởi động quá trình đàm phán thương mại, đồng thời ông Trump cũng bày tỏ hy vọng đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, sự bất định đang tiếp tục kéo dài, và đây là một trong những giai đoạn giao dịch biến động nhất kể từ đầu đại dịch COVID-19.

Kết thúc một tuần đầy biến động, chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng 8,3% so với tuần trước, nhưng hiện đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh. Ngoài ra, chỉ số Nasdaq cũng phục hồi tới 11,3% và Dow Jones tăng 7,4% so với tuần trước. Dù vậy, nhiều nhà phân tích cảnh báo thị trường chứng khoán có nguy cơ rơi vào “thị trường gấu” (bear market - ám chỉ giai đoạn đi xuống của thị trường) do chính sách thuế quan còn nhiều bất định.

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu
Chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng 8,3% so với tuần trước, nhưng hiện đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh (Ảnh: Tradingview).

“Chúng ta đã chuyển từ đợt bán tháo hỗn loạn sang hy vọng là một đợt bán tháo có trật tự hơn, bởi vì rủi ro suy thoái hiện nay cao hơn nhiều so với vài tuần trước”, ông Adam Hetts, Giám đốc đầu tư đa tài sản toàn cầu tại Janus Henderson (Denver), nhận định.

Bộ trưởng Scott Bessent dự đoán rằng thỏa thuận với các quốc gia khác sẽ mang lại sự chắc chắn hơn cho chính sách thương mại trong 90 ngày tới, sau khi “chúng tôi xử lý lần lượt và đạt thỏa thuận với các quốc gia này”, mà theo ông là sẽ có điều kiện ưu đãi hơn cho Mỹ. “Tôi không thấy điều gì bất thường trong diễn biến thị trường hôm nay”, ông nói.

Đáng chú ý, Nhà Trắng cho biết Mỹ và Việt Nam đã đồng ý khởi động đàm phán thương mại chính thức, sau cuộc gặp giữa ông Scott Bessent và Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Tại Nhà Trắng, ông Trump nói ông tin rằng Mỹ có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh lập luận rằng Bắc Kinh đã “lợi dụng” Mỹ trong thời gian dài. “Tôi tin rằng chúng ta có thể hòa hợp rất tốt”, ông Trump nói, đồng thời bày tỏ sự tôn trọng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ cho biết: “Ở một khía cạnh nào đó, ông ấy là bạn tôi trong một thời gian dài, và tôi tin chúng tôi sẽ cùng nhau đạt được điều gì đó tốt đẹp cho cả hai quốc gia”.

“Cuộc chiến thuế quan” tuần qua và lo ngại suy thoái toàn cầu
Hàng nghìn tỷ USD đã bị "thổi bay" khỏi thị trường chứng khoán Mỹ khi Tổng thống Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng "gây shock".

Trung Quốc phản đòn, lo ngại suy thoái toàn cầu gia tăng

Dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, ông lại tăng mạnh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nâng tổng mức thuế hiệu lực lên 145% khi tính cả các mức thuế đã áp dụng trước đó.

Trung Quốc cũng không đứng yên và liên tục nâng mức thuế đối với hàng Mỹ sau mỗi đợt tăng thuế của Washington. Hiện nay, mức thuế mà Bắc Kinh áp lên hàng hóa của Washington đã lên mức 125%, và chính quyền nước này tuyên bố sẽ không tăng thêm thuế nữa.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc He Yongqian tuyên bố tại cuộc họp báo thường kỳ rằng nước này bác bỏ các hành vi "đe dọa và tống tiền" từ Washington, đồng thời khẳng định sẽ "kiên quyết đáp trả đến cùng nếu Mỹ tiếp tục khiêu khích". Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đối thoại, nhưng phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

Giữa lúc căng thẳng thương mại giữa ba đối tác lớn nhất của Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, ngân hàng Goldman Sachs ước tính xác suất nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái đã tăng lên 45%.

Ngoài ra, việc Mỹ tạm dừng áp thuế không áp dụng cho Canada và Mexico – hai quốc gia vẫn phải chịu mức thuế 25% do liên quan đến vấn đề fentanyl, nếu hàng hóa đó không đáp ứng được các quy định về xuất xứ theo hiệp định USMCA (Hiệp định Thương mại Mỹ–Mexico–Canada).

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, việc giảm thuế đối với một số quốc gia không đủ để kéo giảm mức thuế trung bình mà Mỹ đang áp dụng. Tỷ lệ thuế nhập khẩu trung bình hiện đã cao nhất trong hơn một thế kỷ, theo báo cáo từ Yale Budget Lab công bố hôm thứ Năm (10/4).

Một điểm sáng hiếm hoi xuất hiện khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ tạm hoãn việc áp thuế trả đũa với Mỹ, và hơn một chục quốc gia khác đã đưa ra đề nghị đàm phán thương mại, theo cố vấn kinh tế Nhà Trắng ông Kevin Hassett.

“Chúng tôi muốn cho đàm phán một cơ hội”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chia sẻ trên X, nhưng cũng cảnh báo rằng các biện pháp trả đũa có thể được khôi phục nếu kết quả đàm phán “không thỏa đáng”.

Theo đó, EU từng dự kiến áp thuế trả đũa lên khoảng 21 tỷ euro (23,25 tỷ USD) hàng hóa Mỹ từ thứ Ba (15/4) tới, nhằm phản ứng với mức thuế 25% mà Tổng thống Trump áp lên thép và nhôm. Hiện EU vẫn đang xem xét cách phản ứng với thuế xe hơi và mức thuế 10% đang được áp dụng rộng rãi.

Ông Donald Trump từng tuyên bố Mỹ đang thu về 2 tỷ USD mỗi ngày nhờ thuế quan. Tuy nhiên, tuyên bố này có thể đã bị phóng đại, khi Bộ Tài chính Mỹ báo cáo vào thứ Năm (10/4) rằng tổng thu từ thuế hải quan trong tháng 3 chỉ đạt 8,75 tỷ USD – tăng khoảng 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Bộ này cho biết, mức tăng này một phần đến từ việc ông Trump nâng thuế từ tháng 2/2025.

Tin bài khác
Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Mỹ hoãn thuế đối ứng, thị trường phục hồi nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Chỉ chưa đầy 1 ngày sau khi chính thức áp thuế đối ứng, Mỹ tuyên bố hoãn 90 ngày với nhiều nước, nhưng tăng thuế lên 125% với Trung Quốc, giúp thị trường tài chính toàn cầu phục hồi mạnh mẽ.
Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Dược phẩm - Mục tiêu áp thuế tiếp theo của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ sớm công bố biện pháp áp thuế “lớn” đối với dược phẩm nhập khẩu, làm gia tăng căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương và khiến chuỗi cung ứng toàn cầu ngành dược đảo lộn.
Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mỹ áp thuế 104% lên Trung Quốc, mở đàm phán với các đồng minh

Mức thuế 104% đã chính thức được Mỹ áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, đẩy căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đỉnh điểm, trong khi Bắc Kinh cũng kiên quyết “không nhượng bộ”.
Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Trung Quốc phản ứng “cứng rắn” trước đe dọa thuế quan của Mỹ

Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục áp thuế quan bổ sung, cho rằng các đe dọa từ Washington là hành vi “cưỡng ép” và “bá quyền”.
Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Căng thẳng thương mại: Tổng thống Donald Trump cứng rắn với Trung Quốc, đe dọa áp thêm thuế 50%

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc, khiến giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trung Quốc đang lên kế hoạch gì để đối phó với làn sóng thuế quan Mỹ ?

Trước làn sóng thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc tuyên bố có thể hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng chi tiêu tài khóa để bảo vệ tăng trưởng.
Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

Chính sách thuế quan Mỹ đẩy nguy cơ suy thoái toàn cầu lên 60%

J.P.Morgan cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng vọt lên đến 60%, từ mức 40% trước đó, sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và tâm lý doanh nghiệp.
Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Nguy cơ bùng nổ lạm phát tại Mỹ gia tăng sức ép lên Fed

Kỳ vọng lạm phát 1 năm tại Mỹ đã nhảy vọt lên 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2022, sau động thái thuế quan mới, đẩy Fed vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa cắt giảm lãi suất và kiềm chế giá cả.
Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam gặp khó, doanh nghiệp Mỹ điêu đứng

Mức thuế đối ứng 46% lên hàng Việt Nam khiến cổ phiếu nhiều công ty của Mỹ lao dốc, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc đã vướng “bẫy thuế” mới.
Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Phản ứng quốc tế trước chính sách thuế quan mới của ông Donald Trump

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh các mức thuế quan mới là biện pháp đáp trả những hàng rào thương mại mà các quốc gia khác đang áp lên hàng hóa Mỹ.
Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Thuế quan của Mỹ đe dọa gây rối loạn ngành vận tải biển toàn cầu

Ngành vận tải biển toàn cầu trị giá 14.000 tỷ USD đứng trước thảm họa khi kế hoạch thuế quan đối ứng của Mỹ khiến giá cước tăng vọt 16% chỉ trong 1 ngày, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng.
EU công bố

EU công bố 'kế hoạch mạnh mẽ' để trả đũa thuế quan của Mỹ

EU cảnh báo sẽ nhắm vào sở hữu trí tuệ và ngành dịch vụ tài chính để trả đũa thuế quan của Mỹ, khi bà Ursula von der Leyen tuyên bố sẵn sàng sử dụng công cụ “chống ép buộc” chưa từng có tiền lệ.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ “nhẹ nhàng” với thuế đối ứng

Tổng thống Donald Trump nói các mức thuế đối ứng công bố ngày 2/4 tới đây sẽ “nhẹ nhàng”. Giới phân tích đặt câu hỏi liệu đây là “Ngày Giải phóng” cho kinh tế Mỹ hay khởi đầu chiến tranh thương mại toàn cầu?
Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ đe dọa trừng phạt ngành dầu khí của Nga bằng “thuế quan thứ cấp”

Mỹ cảnh báo áp “thuế quan thứ cấp” lên dầu khí của Nga. Đòn trừng phạt mới có thể gây chấn động thị trường năng lượng toàn cầu nếu Moscow từ chối thỏa hiệp ngừng bắn ở Ukraine.
Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất mở rộng tại Trung Quốc trước hạn thuế quan của Mỹ

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 3, ngay trước thời hạn dự kiến áp thuế mới của Mỹ. Tuy nhiên, rủi ro từ chính sách thuế quan của Washington vẫn đe dọa triển vọng tăng trưởng.