Thứ bảy 17/05/2025 12:15
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội: Quản lý nhiều "đất vàng" nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước

03/06/2022 08:30
Đáng chú ý, tại 2 cơ sở nhà, đất tại số 88 Lò Đúc và số 437 Bạch Mai, Công ty được UBND Thành phố cho thuê đất để xây dựng công trình, sử dụng làm cơ sở chiếu phim và các dịch vụ văn hóa cho thấy đều sử dụng không đúng mục đích...

Ngày 2/6, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề “việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố” tại Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội.

Quản lý hàng loạt "đất vàng" trong lòng Thành phố

Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội có trụ sở tại 45 Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty được cấp mã số thuế vào tháng 5/1998, tên giao dịch là HANOI MOVIES COMPANY LIMITED; Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa (chiếu phim).

Rạp Tháng 8 - 45 Hàng Bài

Rạp Tháng 8 có địa chỉ tại 45 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Từ năm 2016 đến 2018, đơn vị được giao quản lý 11 địa điểm cơ sở nhà, đất. Từ năm 2018 đến nay, thực hiện Quyết định số 651/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt phương án sử dụng các cơ sở nhà, đất của công ty, UBND Thành phố đã thu hồi 6 địa điểm.

Trước khi thực hiện cổ phần hóa, các địa điểm nhà, đất của Công ty chủ sở hữu Rạp Tháng Tám bị thu hồi và bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường bán đấu giá gồm có: số 23 phố Thái Thịnh, quận Đống Đa; số 17 - 19 phố Đặng Dung, quận Ba Đình và 3 địa điểm tại huyện Đông Anh.

Hiện tại, công ty quản lý 5 địa điểm gồm: Trụ sở công ty, rạp Tháng 8 tại số 45 phố Hàng Bài (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm); cơ sở tại số 57 Cửa Nam (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm); cơ sở nhà, đất tại số 437 phố Bạch Mai (phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng); cơ sở tại số 211 phố Khâm Thiên (quận Đống Đa) và cơ sở tại số 88 phố Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng).

Đây đều là những “khu đất vàng” nằm ở vị trí trung tâm TP. Trong đó, có 2 cơ sở nhà, đất là thuê của Nhà nước, 3 địa điểm được Thành phố giao đất. UBND Thành phố giao Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội xây dựng phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo khả thi và hiệu quả. Sở Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với Văn phòng UBND TP và Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội thống nhất phương án trả nợ, phương án sản xuất kinh doanh và báo cáo tại cuộc họp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP. Văn phòng UBND TP có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBND TP việc thực hiện kết luận, chỉ đạo trên.

Hồi cuối năm 2016, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016–2020. Thành phố đặt kế hoạch cổ phần hóa 16 doanh nghiệp và thoái vốn đầu tư tại 96 doanh nghiệp.

Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội chính là doanh nghiệp quản lý hoạt động của hơn 10 cụm rạp ở Hà Nội. Sở hữu nhà, đất toàn ở những vị trí đắc địa nội đô nhưng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đến cuối năm 2015 chỉ khoảng hơn 26 tỷ đồng.

Ngày 26/6/2014, UBND Thành phố đã ban hành quyết định số 3432/QĐ-UBND về việc điều chuyển tài sản nhà nước từ Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội sang UBND huyện Sóc Sơn tiếp nhận quản lý, sử dụng.

Cụ thể, điều chuyển nguyên trạng tài sản nhà nước từ Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội sang UBND huyện Sóc Sơn tiếp nhận quản lý và sử dụng: Tài sản là nhà gồm 3 ngôi nhà tổng diện tích khoảng 1.004m2 trên khuôn viên đất diện tích khoảng 2.836m2 (Rạp chiếu phim diện tích khoảng 685m2, Nhà làm việc diện tích khoảng 175m2, Nhà kho diện tích khoảng 144m2), năm xây dựng nhà 1970, giá trị còn lại là 0 đồng.

Tài sản khác gồm một bộ máy chiếu phim nhựa 35mm, nguyên giá 122.153.254 đồng, giá trị còn lại 0 đồng; một xe ô tô U wat, năm đưa vào sử dụng 2000, nguyên giá 33.020.000 đồng, giá trị còn lại 0 đồng.

Trong quá trình hoạt động, Công ty thực hiện kê khai đầy đủ về hiện trạng sử dụng các địa điểm nhà, đất tại từng thời điểm theo các quy định của Nhà nước.

Thực hiện giám sát, phát hiện hàng loạt tồn tại

Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố Hà Nội” tại Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội, Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch HĐND Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn đã chỉ ra hàng loạt những tồn tại, vi phạm của công ty này.

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên: Công ty cần đề xuất các giải pháp, nhằm quản lý, sử dụng đúng mục đích nhà, đất của Nhà nước, tránh thất thoát (Ảnh: Việt Tuấn)

Phó Chủ tịch HĐND TP Phạm Quí Tiên phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Việt Tuấn).

Báo cáo với Đoàn giám sát, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội Mai Xuân Phương cho biết, Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội được thành lập từ năm 1959, trước đây là quốc doanh chiếu bóng... sau đó là Công ty Điện ảnh Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Đến năm 2008, Thành phố có Quyết định số 2567/QĐ-UBND chuyển Công ty Điện ảnh Hà Nội thuộc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch thành Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội, có trụ sở làm việc chính tại số 45 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Qua thực tế khảo sát và làm việc với lãnh đạo Công ty, Đoàn giám sát nhận định, các tài sản công là nhà, đất công ty được giao quản lý sử dụng nằm ở vị trí mặt đường lớn, phố chính trong các quận, có giá trị kinh tế rất cao, nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Hiện nay, tình hình tài chính của Công ty gặp rất nhiều khó khăn, phải nợ tiền thuê nhà, đất hơn 70 tỷ đồng.

Hợp đồng thuê nhà, đất ký giữa Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội và Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Phát triển nhà đã hết thời hạn thuê trên 6 năm nay. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đang quản lý, khai thác và chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Đáng chú ý, tại 2 cơ sở nhà, đất tại số 88 Lò Đúc và số 437 Bạch Mai, Công ty được UBND Thành phố cho thuê đất để xây dựng công trình, sử dụng làm cơ sở chiếu phim và các dịch vụ văn hóa cho thấy đều sử dụng không đúng mục đích và chưa được cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Đoàn giám sát cũng cho biết, đối với việc liên doanh, hợp tác, cho thuê và kinh doanh dịch vụ tại các tài sản công là nhà, đất được giao quản lý, Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội chưa tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng tài sản công; chưa có căn cứ xác định giá cho thuê đối với các tài sản công được giao quản lý. Đến nay, Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội vẫn chưa hoàn thành thực hiện cổ phần hóa và sắp xếp doanh nghiệp theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Công tác quản lý hồ sơ địa chính tại Công ty chưa chặt chẽ dẫn tới một số diện tích bị chiếm dụng và người dân sinh sống trong các khu đất, trụ sở thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, nhưng hiện nay không có hồ sơ giấy tờ hợp pháp.

Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội cũng thiếu chủ động trong việc phối hợp với các sở, ngành của Thành phố và các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sử dụng tài sản công cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Thời “hoàng kim” của điện ảnh vẻ như đã qua đi, một loạt rạp của đơn vị này rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng vì không có khách để cuối cùng phải đóng cửa và chuyển sang cho thuê mặt bằng kinh doanh. Một nguyên nhân khác là hiện nay các rạp có vốn đầu tư nước ngoài như CGV, Lotte Cinema và Platinum Cineplex đang áp đảo rạp nội địa do có cơ sở vật chất hiện đại và quy mô hoạt động lớn. Các rạp chiếu phim của Công ty Điện ảnh Hà Nội khó có cửa cạnh tranh với các công ty trên.

Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện giãn cách vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động chiếu phim phải dừng thời gian dài, khi được hoạt động trở lại thì không có khách đến xem.

Trao đổi với báo giới, ông Mai Xuân Phương cho biết, công ty đang trong tình trạng khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất nhà rạp, trang thiết bị, máy móc đã hỏng, xuống cấp, hết khấu hao từ lâu, không còn đảm bảo về các tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng Công ty vẫn phải tận dụng để duy trì hoạt động. Hiện, Công ty không còn vốn để sửa chữa, nâng cấp, từ 5 phòng chiếu xuống chỉ 3 phòng còn hoạt động.

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội sớm hoàn thiện báo cáo, làm rõ các vấn đề đã nêu; yêu cầu báo cáo rõ hiện trạng, nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm quản lý của đơn vị và trách nhiệm quản lý của các Sở, ngành liên quan.

Công ty TNHH Một thành viên Điện ảnh Hà Nội cần khẩn trương tổng hợp các khó khăn, vướng mắc để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định đối với việc sử dụng các tài sản công nêu trên.

Theo Phó Chủ tịch Phạm Quí Tiên, về lâu dài, việc thực hiện chiếu phim là không còn phù hợp với thực tế. Do đó, Công ty cần đề xuất các giải pháp với chính quyền Thành phố, nhằm quản lý sử dụng đúng mục đích nhà, đất của Nhà nước, tránh thất thoát.

Trần Linh

Tin bài khác
Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki bị thu hồi: Doanh nghiệp của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng lại vướng sai phạm

Kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi là mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng, làm đại diện pháp luật và Tổng giám đốc – chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Doanh nghiệp Dược Sơn Lâm chi hơn 71 tỷ đồng hối lộ để đưa thuốc vào bệnh viện

Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực y tế vừa được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, tâm điểm là Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm.
Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Cảnh báo phát sinh chi phí không chính thức trong giao dịch mua bán ô tô

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) mới đây đã phát đi cảnh báo tình trạng phát sinh chi phí không chính thức trong các giao dịch mua bán ô tô, nhất là những dòng xe khan hiếm.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng: Giải pháp cấp bách để xử lý nợ xấu

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng: Giải pháp cấp bách để xử lý nợ xấu

Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý hiệu quả nợ xấu trở thành nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống còn đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.
Vi phạm trên môi trường thương mại điện tử diễn biến phức tạp

Vi phạm trên môi trường thương mại điện tử diễn biến phức tạp

Chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên phạm vi toàn quốc

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên phạm vi toàn quốc

Đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... sẽ diễn ra từ ngày 15/5 – 15/6/2025, trên phạm vi toàn quốc.
Phú Thọ: Công ty KD Wood bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm môi trường

Phú Thọ: Công ty KD Wood bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm môi trường

UBND huyện Đoan Hùng đã có báo cáo số 613/UBND-NNMT ngày 14/5/2025 về việc xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần KD Wood (KD Wood).
Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Xuất nhập khẩu Uyên Phương

Thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm của Công ty Xuất nhập khẩu Uyên Phương

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành quyết định thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm do Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Uyên Phương chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục An toàn thực phẩm thông tin việc kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm thông tin việc kiểm tra nhà nước về thực phẩm

Ngày 15/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây cơ quan này đã nhận được nhiều công văn của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và phụ gia thực phẩm đề nghị làm rõ quy định về kiểm tra nhà nước đối với hàng hóa nhập khẩu theo Thông tư số 15/2024/TT-BYT ngày 19/9/2024 của Bộ Y tế.
18 sản phẩm của Abbott Healthycare bị thu hồi bản công bố sản phẩm

18 sản phẩm của Abbott Healthycare bị thu hồi bản công bố sản phẩm

18 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthycare Việt Nam vừa bị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận bản công bố.
Đề xuất phạt tới 2 tỷ đồng với hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa

Đề xuất phạt tới 2 tỷ đồng với hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa

Nhìn nhận thị trường tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo sửa đổi một số nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Sắp có chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Sắp có chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất để thúc đẩy kinh tế tư nhân

Dự thảo Nghị quyết về cơ chế phát triển kinh tế tư nhân, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 17/5, đưa ra các chính sách đặc biệt về đất đai, lãi suất và quản lý doanh nghiệp.
Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp Chủ tịch xã Thạch Khoán

Dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã mở rộng điều tra vụ việc "Vi phạm quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên" xảy ra tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn.
5 lần doanh nghiệp gửi quà "cảm ơn" cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm vừa bị khởi tố

5 lần doanh nghiệp gửi quà "cảm ơn" cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm vừa bị khởi tố

Một mắt xích quan trọng trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả vừa được Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố đó là nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.
Phạt Tập đoàn Đua Fat vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán

Phạt Tập đoàn Đua Fat vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 173/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat.