Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
- Kinh doanh
- 09:30 28/02/2021
DNHN - Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.
Thời gian qua, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài về linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu dẫn đến nhiều khó khăn cho DN trong nước, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay.

Theo bà Trịnh Thị Thanh Thủy, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), trong năm 2020, nhiều nước có ngành công nghiệp chế biến chế tạo dẫn đầu thế giới nhưng đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một điểm sáng, là ngoại lệ khi nền kinh tế tăng trưởng dương.
“Tăng trưởng dương dựa trên trụ cột về tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là các ngành có hàm lượng và giá trị công nghệ cao như chế tạo điện tử, linh kiện điện tử, máy tính, cơ khí, sản phẩm phục vụ ngành ô tô... Bên cạnh đó, chế biến nông sản, gia công may mặc... dù không đạt mức tăng trưởng như những giai đoạn trước nhưng cũng thu về kết quả đáng ghi nhận”, bà Thủy đánh giá.
Khẳng định cơ cấu nhóm các ngành công nghiệp thời gian qua đã có sự thay đổi rất tích cực, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, trong giai đoạn 2016-2019, riêng ngành công nghiệp đã đóng góp 30% GDP, là nhóm ngành đóng góp về ngân sách lớn nhất.
Cụ thể, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng nhanh, tránh phụ thuộc tỷ trọng vào ngành khai khoáng. Trong thời gian qua, có nhiều nhóm ngành có sự phát triển rất nhanh, ví dụ như điện tử, dệt may, da giày... có giá trị xuất khẩu đứng "top" trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã thành lập được nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như Thaco, Thành Công, Vinfast... Điều đó thể hiện đường lối đúng đắn trong khuyến khích DN tham gia vào phát triển công nghiệp.
“Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp cao nhất trong GDP về giá trị gia tăng, tạo tiền đề và nền tảng cho quá trình phát triển công nghiệp, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua, nếu so sánh toàn bộ nền kinh tế, trong ngành công nghiệp nói chung, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng có sức bứt phá mạnh nhất. Mức tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành này cao hơn nhiều tăng trưởng GDP trong 5 năm gần đây", ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo Cục Công nghiệp cũng chỉ rõ, hiện ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam còn không ít hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Bà Trịnh Thị Thanh Thủy đánh giá, khó khăn nhất để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo có lẽ là DN trong nước thiếu nguồn lực, thiếu nguyên liệu đầu vào và đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. "Chúng ta nặng về gia công, chế biến, phụ thuộc vào DN FDI", bà Thủy nói.
Về nguyên nhân của sự hạn chế, ông Tuấn Anh phân tích, nhóm thứ nhất là xây dựng và bố trí nguồn lực để phát triển công nghiệp trong thời gian qua chưa đầy đủ. Cụ thể như, xây dựng các chiến lược, quy hoạch chính sách chưa phù hợp với thực trạng phát triển nền kinh tế. Các chính sách về tín dụng cho DN chưa tiếp cận đúng sát với nhu cầu của DN.
Đưa ra dẫn chứng, các DN FDI vào Việt Nam được ưu đãi nhiều từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc tập đoàn mẹ với lãi suất thấp, ông Tuấn Anh cho rằng lãi suất vay của Việt Nam cao nên DN Việt vô tình bị thua ngay từ điểm khởi đầu.
Nhóm nguyên nhân thứ hai được lãnh đạo Cục Công nghiệp chỉ ra là nguồn lực của Nhà nước cho phát triển công nghiệp chưa tương xứng. Việt Nam đang thiếu tập đoàn công nghiệp lớn đủ mạnh để dẫn dắt nền kinh tế...
“Lĩnh vực công nghiệp cần vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trong khi đó, các DN chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, thương mại..., có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn. Bởi vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để kêu gọi DN tham gia lĩnh vực công nghiệp”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Để thúc đẩy mạnh mẽ DN công nghiệp chế biến chế tạo tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Tuấn Anh cho biết, Cục luôn chủ động phối hợp với các tập đoàn và DN sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh như Samsung, Toyota, sau đó có những cuộc kết nối với DN trong nước để đôi bên gặp gỡ nhau...
“Về dài hạn, Cục Công nghiệp sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách để hỗ trợ cho các DN công nghiệp nói chung, DN công nghiệp phụ trợ, chế biến chế tạo nói riêng. Trong đó, nội dung rất quan trọng là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính xây dựng chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất cho các DN công nghiệp hỗ trợ cũng như DN trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo", ông Tuấn Anh nói.
Cũng theo lãnh đạo Cục Công nghiệp, Cục này đang nghiên cứu sự cần thiết để xây dựng 1 bộ Luật về công nghiệp, chính thức thể chế hóa nội dung ngành công nghiệp vào bộ luật này, tránh tình trạng phải tham chiếu, bị chi phối bởi các bộ luật khác.
VOV
Tin liên quan
#DN

Hành trình chuyển đổi số - xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp
Với sự ra đời và phát triển đột phá của những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, dữ liệu lớn, blockchain,… cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dẫn dắt chúng ta bước vào một hành trình mới, hành trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp

Phòng vệ thương mại: “Phao cứu trợ” doanh nghiệp đi ra biển lớn, hội nhập quốc tế
Quá trình hội nhập và mở cửa thị trường đặt các ngành sản xuất trước xu thế gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất,nhập khẩu. Phòng vệ thương mại(PVTM) được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiện chưa nhiều doanh nghiệp (DN), Hiệp hội doanh nghiệp nắm vững hoặc có các hiểu biết nhất định về chính sách pháp luật PVTM hoặc có các kỹ năng sử dụng hiệu quả công cụ này.

Những bài học kinh doanh để doanh nghiệp nhỏ tránh đi vào vết xe đổ của tiền bối
Tất cả mọi người đều phạm sai lầm, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong thế giới kinh doanh, những bước đi sai lầm có thể mang đến rủi ro lớn cho doanh nhân...

Không rót tiền giải cứu các doanh nghiệp thua lỗ
Trong báo cáo gửi Quốc hội về việc hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ nêu rõ tình hình và kết quả triển khai thời gian qua.

Dòng vốn đầu tư R&D và hành trình thay đổi tư duy của doanh nghiệp
Các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D) của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) xuất hiện ở Việt Nam ngày một nhiều đang phần nào giúp khối doanh nghiệp nội định hình lại tư duy kinh doanh trong thời đại mới. Đây có thể là chất xúc tác để Việt Nam kỳ vọng thoát ra khỏi “cái mác” gia công dịch vụ khi hàm lượng R&D trong sản phẩm thật sự tăng lên.

Trung Quốc cố gắng thu hút các công ty nước ngoài trước nguy cơ Mỹ 'tách Trung'
Bắc Kinh đã đổi mới cách thu hút cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, nhấn mạnh họ sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế trong nước để tạo ra một số sự chắc chắn trong một môi trường bên ngoài ngày càng thù địch.
Đọc thêm Kinh doanh
Quý I cả nước nhập khẩu đạt 75,61 tỷ USD
Theo số liệu thống kê, trong quý I tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 26,8%, tương ứng tăng 15,98 tỷ USD. Đáng chú ý, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu đạt 16,55 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2020.
KIDO tiếp tục báo lãi, quý I/2021 tăng 182% so với cùng kỳ 2020
Tập đoàn KIDO cho biết, doanh thu thuần tăng mạnh 34,5% chủ yếu là do tăng trưởng doanh thu của mảng bán lẻ và sự đóng góp doanh thu của các sản phẩm phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.
Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới
Theo đánh giá của các chuyên gia USAID, trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh thương mại.
Bộ Tài chính: Ưu đãi thuế với sản xuất vật liệu xây dựng đang ở mức cao nhất
Theo Bộ Tài chính, với ngành vật liệu xây dựng, chính sách thuế hiện hành đã có quy định ưu đãi thuế ở mức cao nhất.
Grab sẽ thu phụ phí trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
Grab cho biết việc áp dụng phụ phí nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong các dịp nghỉ lễ tháng 4, 5 cũng như khích lệ tinh thần hoạt động cho các tài xế.
VNDirect muốn huy động 3.100 tỷ từ cổ phiếu
VNDirect dự kiến phát hành 214,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ có 1 quyền mua, cứ 1 quyền mua được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm.
Nhiều năm thua lỗ liên tiếp, Lotteria khẳng định sẽ không đóng cửa tại Việt Nam
Lotteria Việt Nam khẳng định thông tin chuỗi cửa hàng sẽ đóng cửa là không chính xác và đang có cách hiểu chưa chính xác trong thông tin từ báo chí Hàn Quốc.
Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp đà tái cơ cấu mạnh mẽ
DNHN- Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích VinMart có tên mới là WinMart; hệ thống siêu thị Big C đổi tên thành TopsMarket và GO!... Dồn dập những thông tin về việc thay tên, đổi chủ của hệ thống phân phối cho thấy thị trường bán lẻ đang trên đà tái cơ cấu nhằm phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Hấp dẫn hơn cả Haidilao, kinh doanh đám tang thú cưng trở thành “mỏ vàng” mới ở Trung Quốc
Từ cuộc khảo sát dữ liệu, những người nuôi thú cưng hiện nay sẵn sàng chi tiêu nhiều thời gian và tiền bạc chăm chút cho “đứa con cưng” tươm tất hơn cả trong lúc còn sống lẫn khi mất đi. Những năm gần đây, các đám tang thú cưng đã bùng nổ nhanh chóng trên thị trường Trung Quốc đồng thời cũng đặt ra bài toán khó về quản lý và luật hóa ngành công nghiệp mới này.
FTA- Đòn bẩy cho xuất khẩu gạo
Tính đến hết quý I/2021, giá gạo Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao 547 USD/tấn, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2020.