Cổ phiếu thế giới mong manh, tỉ giá đô la tăng mạnh do lo sợ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và FED
- 163
- Chứng khoán
- 09:09 27/04/2022
DNHN - Chứng khoán thế giới tạm ổn định vào 26/3 sau khi thị trường Mỹ đóng cửa một phiên tích cực vào hôm trước đó, mặc dù lo ngại tăng trưởng toàn cầu gây ra bởi các biện pháp hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và lo ngại về việc Fed thắt chặt mạnh mẽ đã làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, nâng tỉ giá đồng đô la lên mức cao mới trong hai năm gần đây.

Chỉ số vốn hóa thế giới MSCI đã tăng 0,2% so với mức thấp nhất trong sáu tuần lúc 11 giờ 17 phút GMT, giúp chỉ số STOXX 600 của Châu Âu tăng 0,7% nhờ thu nhập mạnh mẽ của các công ty như ngân hàng UBS và tập đoàn vận tải biển Maersk.
Chỉ số Hang Seng Index HIS của Trung Quốc đã đóng cửa tăng 0,33% sau ngày tồi tệ nhất trong hai năm vào thứ Hai, ngay cả khi ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ qua chính sách tiền tệ ưu đãi hơn, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ba phần tư trong số 22 triệu người ở Bắc Kinh đã xếp hàng để được kiểm tra Covid-19 khi thủ đô Trung Quốc chạy đua để dập dịch bệnh mới bùng phát và ngăn chặn tình trạng đóng cửa trên toàn thành phố khiến Thượng Hải suy nhược trong một tháng. Tin tức rằng Elon Musk đã đạt được thỏa thuận mua Twitter với giá 44 tỷ đô la tiền mặt đã tạo đà tăng cho cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu lĩnh vực công nghệ của Hồng Kông tăng 2,9%, được thúc đẩy bởi các công ty lớn như Tencent và Alibaba.
Cùng lúc đó, thị trường Việt Nam cũng hồi phục mạnh mẽ, tăng mạnh nhất so với các thị trường châu Á với mức đóng cửa VNIndex tăng 2,32% lên mức 1.341,34 điểm với hơn 700 cổ phiếu tăng điểm sau phiên giảm cực mạnh gây choáng vào thứ hai. Đáng chú ý có cổ phiếu VRE hôm nay tăng kịch trần 6,9% và cổ phiếu VPB cũng đóng cửa tăng 6,3%.
Sự lo lắng về sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến cổ phiếu của Úc, với mức giảm 2,1% trong chỉ số chuẩn, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của các công ty khai thác mỏ. Mike Kelly, người đứng đầu bộ phận đa tài sản toàn cầu của PineBridge Investments cho biết: “Có một chút lo ngại về tăng trưởng nhưng theo quan điểm của chúng tôi, sẽ không có sự suy giảm ngay lập tức đối với tăng trưởng hoặc lạm phát”. Ông nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng PMI dịch vụ của châu Âu đã gây ngạc nhiên khi tăng trưởng dương và Trung Quốc, mặc dù áp dụng chậm một cách đáng sợ các gói kích thích kinh tế, vẫn đang đi theo hướng cố gắng đẩy nhanh tiến độ,” ông nói thêm. Nhưng Manishi Raychaudhuri, chiến lược gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại BNP Paribas, cho biết nếu việc phong tỏa do dịch bệnh của Trung Quốc kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc, tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Các thị trường cũng đang lo lắng rằng tốc độ thắt chặt tích cực của Fed Hoa Kỳ có thể làm trật bánh nền kinh tế toàn cầu, vốn chỉ mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm tại mỗi cuộc họp trong hai cuộc họp tiếp theo. Carlo Franchini, người đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức tại Banca Ifigest cho biết: “Thật không thực tế khi nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể tăng lãi suất theo cách này mà không nhìn vào nền kinh tế thực”. Martins Kazaks của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã tham gia vào một nhóm gồm các nhà hoạch định chính sách thúc giục nhanh chóng chấm dứt các biện pháp kích thích, đề xuất ngân hàng trung ương nên sớm tăng lãi suất và có khả năng tăng tới ba lần trong năm nay. Tuy nhiên một bộ phận khác cho rằng việc tăng lãi suất ngay bây giờ sẽ không khợp lý, nó sẽ chỉ bóp chặt nhu cầu hơn nữa, làm giảm tiêu dùng và đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát đình trệ
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la vẫn ổn định nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn. Chỉ số đô la so với rổ tiền tệ khác đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm và lần cuối tăng 0,2% ở mức 101,8. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài của Trung Quốc đã tăng 0,1% lên 6,5622 mỗi đô la, duy trì trên mức thấp nhất trong năm của ngày thứ hai là 6,6090 sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ cắt giảm lượng ngoại hối mà các ngân hàng phải giữ làm dự trữ.
Giá dầu ổn định sau khi giảm 4% của phiên trước. Những lo lắng về nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc đã được xoa dịu nhờ cam kết hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các quy định của Covid-19. Dầu thô Brent LCOc1 tăng 0,7% lên 103,01 USD / thùng, trong khi dầu thô CLc1 của Mỹ tăng 0,5% lên 99,01 USD / thùng.
Nguyễn Anh
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Chứng khoán
Tập đoàn Bất động sản CRV sắp lên sàn HoSE
Đầu năm 2022, Bất động sản CRV đã thực hiện đại chúng hóa và được Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp nhận đăng ký chứng khoán với mã CRV.
Thêm gần 477 ngàn tài khoản mở mới trong tháng 5
Mặc dù lượng tài khoản cá nhân mở tăng kỷ lục nhưng dòng tiền vẫn rất thận trọng khi thanh khoản giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2022.
Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều cơ hội thu hút dòng vốn từ nước ngoài
Là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+ với triển vọng “Ổn định” trong năm 2022 cho thấy góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều cơ hội khi đồng thời là một trong những thị trường tăng điểm mạnh nhất trong giai đoạn 2020-2022 trên thế giới.
Yêu cầu sớm đưa hệ thống KRX vào vận hành
Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán chính sớm đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành.
Bầu Đức bán toàn bộ cổ phiếu tại HNG
Ông Đoàn Nguyên Đức - Phó Chủ tịch Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - HoSE: HNG) đã bán toàn bộ 3 triệu cổ phần (tỷ lệ 0,27%) theo phương thức khớp lệnh trên sàn từ ngày 4/5 đến 27/5.
Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
Chỉ số S&P 500 trong thời gian ngắn đã rơi vào vùng thị trường giá xuống (bear market) vào ngày 20/5, giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục của nó và có khả năng kết thúc chu kỳ tăng giá bắt đầu vào tháng 3 năm 2020. Một sự đảo chiều vào cuối phiên giao dịch đã đẩy chỉ số này lên cao hơn khi đóng cửa thị trường và cứu chỉ số khỏi việc chính thức rơi vào thị trường giá xuống.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh
Số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so với tháng trước.
80% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm chưa niêm yết trên TTCK
TS. Vũ Đình Ánh chỉ rõ 8 rủi ro của việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Ưu tiên giải pháp ngắn hạn để ổn định thị trường chứng khoán
Trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản cũng như minh bạch thông tin trên thị trường.
Cổ phiếu VXB của Vật liệu Xây dựng Bến Tre có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VXB. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề nghị Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bến Tre có văn bản phản hồi chậm nhất vào ngày 16/05/2022.