Cơ hội từ các FTA đang bị bỏ phí
- 15
- Kinh doanh
- 11:27 14/05/2020
Việc tham gia nhiều FTA là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dù thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam còn thấp.
Theo Bộ Công Thương, một hiệp định thương mại tự do (FTA) chỉ thực sự đem lại lợi ích nếu vận dụng được các ưu đãi được cam kết trong hiệp định. Cho đến nay, mặc dù các đối tác FTA đã thực hiện cam kết cắt giảm thuế tương đối nhiều, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tận dụng tốt các cơ hội này để xuất khẩu.
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thấp
Cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương thừa nhận, tỷ lệ tận dụng ưu đãi theo các FTA chưa cao. Cho đến nay, Việt Nam đã tận dụng ở mức độ tốt các FTA với Hàn Quốc (trung bình 78%), mức độ khá với Nhật Bản (trung bình 32%), Trung Quốc (trung bình 27%), ASEAN (trung bình 20,7%), Australia (trung bình 20,5%) và Ấn Độ (trung bình 18%).
![]() |
Quy tắc xuất xứ là nguyên nhân khiến dệt may bỏ phí cơ hội từ nhiều FTA (Ảnh: Tư liệu) |
Đáng chú ý là các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn lớn có xu hướng vận dụng ưu đãi tốt hơn doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét từ góc độ ngành, các ngành dệt may, da giày, cơ khí, nông sản chế biến vận dụng ưu đãi tương đối tốt để xuất khẩu.
Đặc biệt, phân tích về Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Bộ Công Thương cho biết trong năm 2019, Việt Nam xuất siêu 1,6 tỷ USD sang các nước CPTPP (trong khi năm 2018 nhập siêu 0,9 tỷ USD).
Tuy vậy, theo Bộ Công Thương, kết quả hoạt động xuất khẩu sang các nước CPTPP, nhất là các nước mà Việt Nam chưa có FTA là tích cực nhưng còn hạn chế. Chỉ khoảng 40% số tỉnh, thành phố có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước CPTPP, số lượng các doanh nghiệp quan tâm đến việc xuất khẩu sang các nước CPTPP còn khiêm tốn. Ngoài ra, trong số các mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng cao sang các nước CPTPP chưa có quan hệ FTA như Canada, Mexico còn thiếu một số mặt hàng chủ chốt của Việt Nam như dệt may, nông thủy sản…
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc tìm hiểu về CPTPP. Tuy nhiên, chỉ 1,86% doanh nghiệp tìm hiểu tương đối kỹ về Hiệp định, điều này có ảnh hưởng lớn đến việc tận dụng cơ hội của CPTPP từ phía các doanh nghiệp.
Tìm hướng xoay chuyển
Các FTA được ví như "phao cứu trợ" để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu bất chấp dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tận dụng còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sẽ không phát huy được ích lợi của "phao cứu trợ" này, ngay cả khi FTA Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.
Vì vậy, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành xem xét tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới. Đồng thời thúc đẩy EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các doanh nghiệp tranh thủ tăng cường tiêu thụ thủy sản ở thị trường EU rộng lớn trước các lợi thế so sánh với một số quốc gia có XK cạnh tranh. Song song đó, chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập quỹ phát triển thị trường thủy sản.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhấn mạnh việc Việt Nam tích cực tham gia mạng lưới các FTA, nhất là EVFTA khi được Quốc hội phê chuẩn sẽ là chìa khóa mở cánh cửa để ngành dệt may Việt Nam tiếp cận với thị trường châu Âu.
Song, vấn đề lớn nhất với ngành dệt may là khâu nhuộm hoàn tất, bởi EU đặt ra yêu cầu xuất xứ từ vải. Do đó, để tận dụng được các FTA, ông Việt cho rằng Chính phủ, địa phương cần phải hoạch định hướng chiến lược phát triển các khu công nghiệp, tập trung nguồn cung đang thiếu hụt, hình thành nên chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng yêu cầu của hiệp định.
Về việc tận dụng cơ hội từ các FTA, Bộ Công Thương cho biết sẽ đẩy nhanh tiến trình, thủ tục, sớm hoàn thành việc trình phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Tập trung hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn EVFTA để có hiệu lực ngay khi Hiệp định được thực thi. Đẩy mạnh tuyên truyền về EVFTA và cách tận dụng các cơ hội từ EVFTA mang lại. Các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ ở châu Âu tập trung nguồn lực để phát triển thị trường, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, nhập khẩu mới trong bối cảnh EVFTA được thực thi.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn hàng hóa cao về xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Tận dụng triệt để các FTA đã ký kết và có hiệu lực, trong đó có CPTPP đã được đưa vào thực thi và EVFTA sắp được phê chuẩn và có hiệu lực (dự kiến trong năm 2020) để thúc đẩy xuất khẩu.
"Chuẩn bị các kịch bản và phương án để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi kết thúc dịch bệnh, có tính đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và khôi phục thị trường", Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức đặc biệt là hình thức online về cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thy Lê
Bài liên quan
#cơ hội

Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2022
Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Ngành xuất khẩu hàng hóa trong năm 2022 có thể tăng 6-8%
Năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được nhận định vẫn sẽ chịu ảnh từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dần quen với dịch bệnh để có những chiến lược ứng phó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Tận dụng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
Các quốc gia tham gia vào thương mại tự do ngày càng có xu hướng phát triển nhanh hơn, đổi mới, cải thiện năng suất và mang lại thu nhập cao hơn và nhiều cơ hội hơn cho người dân, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tương ứng.

Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á vẫn tăng mạnh trong trung hạn
Ngày 11/10, Oxford Economics công bố báo cáo mới cho thấy triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc có thể là điểm đến hàng đầu của FDI một lần nữa.

Rộng mở cơ hội để hàng Việt vào thị trường Nga
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện rất rộng mở, tuy nhiên, do thiếu thông tin về thị trường, chi phí vận chuyển nên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng này.

Dệt may nâng chất hút FDI
Với hàng loạt hiệp định thương mại tự do được ký kết gần đây, Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh mẽ với các doanh nghiệp ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực phụ liệu dệt may.
Đọc thêm Kinh doanh
Phân hóa lợi nhuận ngành bảo hiểm phi nhân thọ
Trong quý I có 4/11 doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn có lợi nhuận trước thuế suy giảm. Đáng chú ý, lợi nhuận ròng quý I của PTI (Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện) có mức giảm mạnh nhất.
Ngành vận tải biển, cảng biển đạt doanh thu, lợi nhuận cao
Ngay từ đầu năm 2022, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã dự báo ngành vận tải biển, cảng biển sẽ tiếp tục đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong năm nay khi cước vận tải biển vẫn ở mức cao và tình hình phục hồi kinh tế khả quan sau đại dịch.
Sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng với ngành TMĐT
Trong 2 năm vừa qua, sự xuất hiện của COVID-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng với ngành TMĐT
Đẩy mạnh chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Phú Thọ
Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các Chi cục Thuế đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế đối với hộ kinh doanh (HKD), đạt kết quả tích cực.
Đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tạo thương hiệu phát triển
Cách đây chưa lâu, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã ban hành các quyết định chấp nhận đơn hợp lệ với 3 đăng ký sáng chế của tác giả Nguyễn Văn Hai - phường Xuân An, TP. Phan Thiết. Đó là “Hệ thống tưới với béc tưới- phun đa năng chăm sóc cây ăn quả”, “Móc cố định ống tưới cho cây thanh long”, “Đầu tưới phun mưa lệch tâm”.
Doanh nghiệp cần bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài
Một cuộc gọi từ đầu dây bên kia hỏi tôi thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu ở Úc. Vẫn là danh sách câu hỏi để có đầy đủ thông tin làm hồ sơ. Qua câu chuyện, tôi biết được chị là một người gốc Việt đang sống và làm việc tại Úc. Chị chỉ mới có dự định bán mặt hàng nông sản có tiếng ở Việt Nam tại Úc, do thấy được tiềm năng của sản phẩm này. Vậy tại sao chị lại muốn đăng ký nhãn hiệu này tại Úc?
Không điều chỉnh thuế chống bán phá giá với thép hợp kim nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ 2 thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tiếp tục mở rộng thị trường nông sản Việt trong tháng 5
Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam -Trung Quốc.
Quý I/2022, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 80-85%
Trong quý I/2022, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp phía Bắc duy trì ở mức 80%; tuy nhiên, giá thuê đất và nhà xưởng không có biến động.
Hòa Bình đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH
Tập trung thu hút nguồn lực đầu tư thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 là một trong những giải pháp đã và đang được tỉnh Hòa Bình chú trọng triển khai khi dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát hiệu quả.