Thứ sáu 13/06/2025 15:01
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Chưa thể ban hành Dự thảo quy hoạch điện VIII vì đang hoàn thiện

25/04/2023 23:32
Trong bối cảnh ngành năng lượng trên thế giới phát triển rất nhanh , Phó Thủ tướng nêu yêu cầu đặt ra đối với Quy hoạch điện VIII là cần có cách tiếp cận động và mở.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Phó Thủ tướng kết luận: Mặc dù, các cơ quan lập và trình duyệt Quy hoạch điện VIII đã có nhiều cố gắng trong quá trình lập, nghiên cứu tiếp thu ý kiến kết luận chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực để hoàn thiện nhưng quá trình thực hiện nhìn chung còn chậm, đặc biệt là xử lý những vấn đề mới, khó trong quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay, cũng như xử lý một số hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn thời gian qua.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng yêu cầu quy hoạch phải đảm bảo đồng bộ, kế thừa các mặt tích cực và hiệu quả của quy hoạch trước đây; tối ưu phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải để cung cấp điện cho phụ tải, giảm tối đa truyền tải liên vùng; tối ưu hóa các nguồn điện chạy nền cùng với các nguồn điện năng lượng tái tạo; khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng năng lượng sơ cấp của đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế.

Trong bối cảnh ngành năng lượng trên thế giới phát triển rất nhanh do tiến bộ của khoa học, công nghệ và quá trình chuyển đổi năng lượng, Phó Thủ tướng nêu yêu cầu đặt ra đối với Quy hoạch điện VIII là cần có cách tiếp cận động và mở.

Quy hoạch phải đảm bảo yêu cầu đồng bộ, an ninh năng lượng cho nền kinh tế, cân giữa các nguồn điện, phụ tải điện, lưới điện với hợp với điều kiện phát triển của đất nước (yếu tố tĩnh). Bên cạnh đó, yếu tố động và mở là phương án lộ trình, chuyển dịch năng lượng công bằng phù hợp với điều kiện của khoa học và công nghệ, quản trị tiên tiến, để chủ động điều hành linh hoạt, hiệu quả với mục đích đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho nền kinh tế, lợi ích tốt nhất cho nhân dân.

Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung nghiên cứu theo hướng quy hoạch động, mở đối với nguồn điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện rác theo tiềm năng và khả năng tự sản, tự tiêu cùng với giải pháp cân bằng, ổn định hệ thống điện như thủy điện tích năng, pin tích điện, sản xuất hydrogen, amoniac xanh..v.v..., Đặc biệt, cần có cơ chế để phát triển điện áp mái cho sinh hoạt ở khu vực có khả năng thiếu điện sinh hoạt trong những năm tới.

"Cần làm rõ số liệu quy hoạch điện mặt trời các dạng áp mái, tự sản tự tiêu hoặc thực hiện theo hình thức mua bán điện trực tiếp. Không được hợp thức hóa các dự án vi phạm pháp luật, các dự án phát triển thiếu đồng bộ giữa nguồn, phụ tải, hạ tầng truyền tải và không hiệu quả về kinh tế", văn bản kết luận nêu.

Phó Thủ tướng cũng giao rà soát các số liệu tiềm năng điện gió ngoài khơi, tính toán quy hoạch điện gió cho sản xuất hydrogen, amoniac xanh... Đối với nguồn điện sinh khối cần báo cáo kỹ thêm về tiềm năng, hiệu quả, đồng thời xem xét khả năng tăng quy mô nguồn điện sinh khối trong quy hoạch cho phù hợp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Trước đó, theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia rất quan trọng. Tuy nhiên, tiến độ lập quy hoạch chậm dẫn đến chưa triển khai được các dự án phát triển điện năng, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Theo giải thích của Bộ Công Thương, có nhiều lý do dẫn đến việc Quy hoạch điện VIII phải điều chỉnh nhiều lần, dẫn đến việc chậm tiến độ phê duyệt. Ví dụ, như trong năm 2022, Bộ Công Thương phải sửa đổi Quy hoạch điện VIII để phù hợp với những cam kết tại COP26, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 nhằm xây dựng một nền kinh tế carbon thấp bằng chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Trong khi đó, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đặt ra 3 mục tiêu quan trọng, cần phải được đồng bộ nhưng đang gặp phải rất nhiều thách thức.

Thứ nhất, mục tiêu quan trọng nhất của Quy hoạch điện VIII là bảo đảm an ninh năng lượng. Thứ hai là thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng một cách mạnh mẽ để đạt mục tiêu các cam kết vào 2050.

Đồng thời, một mục tiêu rất quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo là cần phải bảo đảm tiếp cận năng lượng của nền kinh tế và người dân với một chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đang cùng lúc xây dựng một số nhiệm vụ khác cũng liên quan tới việc phát triển điện năng, trong đó có 3 dự luật rất quan trọng trong việc phát năng lượng quốc gia.

Thứ nhất là sửa đổi Luật Điện lực, hai là sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và ba là xây dựng mới một luật về năng lượng tái tạo và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo nội địa để bảo đảm nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế và giảm giá thành sản xuất điện năng.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.