Thứ năm 17/10/2024 06:21
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tính toán lộ trình cho việc phát triển năng lượng sạch

25/12/2021 14:35
Dự báo nhu cầu điện trong những năm tới, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông tin, tốc độ tăng trưởng GDP trong kịch bản trung bình là 6,8% giai đoạn 2021-2025, 6,4% giai đoạn 2026-2030 và giảm dần về 5,5% giai đoạn 2041-2045.
aa

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc bổ sung điện gió vào Quy hoạch điện VIII sẽ được dựa trên những tính toán hợp lý nhất, kèm theo các điều kiện về lưới điện liên kết, cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ tháng 11/2021 thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp hơn với cam kết của Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 45% tổng công suất; nhiệt điện than giảm mạnh, còn khoảng 15 - 19%.

Thực tế cho thấy, vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được dòng doanh thu cho các chủ dự án. Trong đó, nổi cộm là vấn đề cơ chế giá bán điện áp dụng cho các dự án điện gió chưa được công nhận vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/11/2021. Theo quy định, nếu các dự án chưa được công nhận COD trước thời hạn này sẽ không kịp hưởng chính sách mua điện theo mức giá cố định (FIT) là 8,5 UScent/kWh (trong đất liền), hay 9,8 UScent/kWh (trên biển) và phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu.

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng công suất
Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng công suất. (Ảnh: PV)

Đánh giá về hiện trạng nguồn điện hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, công suất năm 2020 đạt khoảng 69,3 GW, hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn điện giai đoạn 2011-2020 tương đương 12,9%/năm, so với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân gần 10%/năm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ ra các tồn tại và thách thức đối với việc phát triển nguồn điện trong thời gian qua chưa phù hợp với sự phân bố và phát triển phụ tải. Miền Bắc dự phòng giảm dần do tốc độ tăng trưởng phụ tải ở mức cao tương đương 9%/năm, nhưng tăng trưởng nguồn điện chỉ đạt 4,7%/năm, dự phòng giảm xuống 31% năm 2020.

Ở miền Trung và miền Nam, tăng trưởng nguồn điện nhanh hơn nhiều tăng trưởng phụ tải, dự phòng tăng cao 237% tại miền Trung, 87% tại miền Nam. Do đó, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch trên lưới truyền tải và cắt giảm công suất nguồn điện gió, điện mặt trời, do thời điểm điện mặt trời phát cao công suất truyền ngược ra phía Bắc gây quá tải liên kết Bắc - Trung.

Dự báo nhu cầu điện trong những năm tới, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông tin, theo các chỉ tiêu dự báo phụ tải trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đã bám sát và phù hợp với các chỉ tiêu chính của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tốc độ tăng trưởng GDP trong kịch bản trung bình là 6,8% giai đoạn 2021-2025, 6,4% giai đoạn 2026-2030 và giảm dần về 5,5% giai đoạn 2041-2045.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, định hướng phát triển nguồn điện theo quan điểm phát triển sau hội nghị COP26 đã có những thay đổi, cụ thể, sẽ được xem xét lại việc phát triển nhiệt điện than; Tập trung phát triển điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Đồng thời, tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa. Đảm bảo dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc.

Theo đó, quy mô công suất phát triển ĐGNK vào năm 2030 là 5.000 MW và năm 2045 là 41.000 MW. Để ĐGNK trở thành một cột trụ quan trọng trong công cuộc chuyển dịch năng lượng quốc gia, việc nhanh chóng phát triển nguồn điện này là hết sức cấp thiết nhằm hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc cần làm hiện nay là xây dựng chính sách phát triển ĐGNK. Xây dựng lộ trình phát triển ĐGNK đến 2045. Đặc biệt, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho ĐGNK.

Được biết, hiện nhiều địa phương trong cả nước đang đề xuất phát triển ĐGNK với Bộ Công Thương và Chính phủ, với tổng công suất lên tới hơn 110.000 MW. Chia sẻ về các tiêu chí lựa chọn dự án, ông Tuấn Anh cho hay, sẽ dựa vào mô hình tính toán cực tiểu, chi phí và kèm theo các ràng buộc như về lưới điện liên kết, cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.

Cụ thể, tại mỗi vùng miền sẽ đưa ra cơ cấu nguồn điện trong từng giai đoạn. Trên cơ sở tính toán, quy mô có thể sẽ nhỏ hơn so với nhu cầu của một khu vực, nhưng đó là kết quả mô hình tính toán tối ưu mà quy hoạch đưa ra làm cơ sở lựa chọn.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, trong số 5.000 MW ĐGNK thì miền Bắc sẽ là 2.000 MW và miền Nam là 3.000 MW. Đến năm 2045, với công suất tăng trên 40.000 MW thì ĐGNK sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn.

Mai Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thuế Việt Nam đã ghi nhận kết quả khả quan về thu ngân sách và quản lý thuế.
Đề xuất tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 Km/h

Đề xuất tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 Km/h

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã công bố dự thảo thông tư mới quy định tốc độ cho xe cơ giới và xe máy chuyên dùng. Tốc độ trên đường cao tốc sẽ là 60 km/h.
Bộ Công an bãi bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông

Bộ Công an bãi bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông

Quy định người dân được giám sát Cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình được bãi bỏ theo Thông tư 46/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/11.
Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến ngành đồ uống có đường

Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến ngành đồ uống có đường

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang trở thành chủ đề nóng được bàn luận rộng rãi.
Số hóa quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Công dân thủ đô được hưởng lợi

Số hóa quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Công dân thủ đô được hưởng lợi

Hà Nội thí điểm thành công cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, đạt hiệu quả cao và được công dân thủ đô ủng hộ.
Đề xuất tăng 20% diện tích quảng cáo trên ấn phẩm tạp chí

Đề xuất tăng 20% diện tích quảng cáo trên ấn phẩm tạp chí

Đề xuất mới giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu khi Luật hiện hành quy định diện tích quảng cáo không được vượt quá 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí.
TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

Chiều 21/9, TP. Hồ Chí Minh chấp thuận việc áp dụng Bảng giá đất hiện hành để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai. Gần 9.000 hồ sơ sẽ được khơi thông.
Luật Đất đai 2024: Ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp Bất động sản

Luật Đất đai 2024: Ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp Bất động sản

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội Việt Nam thông qua với mục tiêu cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý, giao dịch và phát triển bất động sản.
Đề xuất lương Tổng Giám đốc không quá 10 lần mức lương bình quân của lao động

Đề xuất lương Tổng Giám đốc không quá 10 lần mức lương bình quân của lao động

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất giới hạn mức lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc căn cứ vào mức lương của người lao động.
Bà Rịa - Vũng Tàu công bố bảng giá đất mới áp dụng đến hết năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu công bố bảng giá đất mới áp dụng đến hết năm 2024

Bảng giá đất mới của Bà Rịa - Vũng Tàu được điều chỉnh tăng đáng kể, thu hút nhiều ý kiến của dư luận về sự phù hợp và tác động đến thị trường.
Giao dịch nhà ở xã hội đã được cởi nút thắt

Giao dịch nhà ở xã hội đã được cởi nút thắt

Luật Nhà ở 2023 cho phép chủ sở hữu bán lại nhà ở xã hội mà không phải “qua ải” của đơn vị quản lý, nhưng dễ bán liệu có dễ đầu cơ?
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Các địa phương đánh giá cao quy định phân cấp, phân quyền

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Các địa phương đánh giá cao quy định phân cấp, phân quyền

Ngày 9/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với sự tham gia của đại diện các tỉnh, thành phố thuộc hai Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, cùng Vùng Tây Nguyên.
Giá đất nông nghiệp tại HCM dự kiến “tăng sốc”: Cơ hội cho ai?

Giá đất nông nghiệp tại HCM dự kiến “tăng sốc”: Cơ hội cho ai?

TP. Hồ Chí Minh đang trong quá trình lấy ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh, với dự báo về sự gia tăng mạnh mẽ của giá đất nông nghiệp so với đất ở, trong bối cảnh nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Khơi thông điểm nghẽn về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơi thông điểm nghẽn về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mặc dù nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ và ưu tiên hỗ trợ tài chính từ ngành Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.