Thứ bảy 10/05/2025 05:57
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam

06/03/2025 15:00
Với quyết tâm biến Việt Nam thành điểm nhấn trên bản đồ tài chính khu vực và quốc tế, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam.
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam
Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam

Theo Nghị quyết, Chính phủ quốc quyết thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam theo đề xuất của Bộ Tài chính. Đây được xem là bước tiến quan trọng, định hình lậu dài trong chiến lược phát triển tài chính quốc gia, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tỏ ra nổi trội vối tăng trưởng kinh tế ổn định, thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, UBND TP.HCM, UBND TP Đà Nẵng để tiếp thu đầy đủ, hợp lý ý kiến từ các bên liên quan. Mục tiêu đặt ra là bảo đảm chất lượng, tiến độ trong việc báo cáo, tuân thủ đúng kết luận của Bộ Chính trị và quyết định của Chính phủ.

Việt Nam đang hội tụ các yếu tố quan trọng để phát triển một Trung tâm tài chính hiện đại, có tầm liên kết khu vực và quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam đang dẩn dần trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai, tạo đà cho những sản phẩm tài chính “đặc thù”.

Xây dựng Trung tâm tài chính Việt Nam là bước đi cần thiết để thu hút các tổ chức tài chính quốc tế, gia tăng khả năng kết nối với thị trường tài chính thế giới. Việc này không chỉ mang lại dòng vốn đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực hiện hữu, mà còn giúp Việt Nam bắt kịp chuẩn mực quốc tế, phát triển bền vững và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Trước đó, tại hội nghị công bố kế hoạch triển khai Trung tâm tài chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng Việt Nam đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành một trung tâm tài chính khu vực.

Thủ tướng chỉ ra năm lợi thế chính giúp hiện thực hóa mục tiêu này. Trước hết, nền kinh tế Việt Nam đang có quy mô vững mạnh, với GDP năm 2024 ước đạt khoảng 470 tỷ USD, xếp hạng 33-34 trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4.600-4.700 USD, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng và thể chế đang được cải thiện đáng kể, với môi trường kinh doanh thông thoáng, hạ tầng kết nối đồng bộ và quản trị thông minh, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.

Thị trường tài chính trong nước cũng đang phát triển mạnh mẽ, với vốn hóa thị trường chứng khoán đạt khoảng 7,2 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 70% GDP, tạo nền tảng vững chắc cho sự mở rộng và hội nhập tài chính.

Việt Nam còn là một trong những nền kinh tế có độ mở cao, với việc ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), kết nối với hơn 65 nền kinh tế lớn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 800 tỷ USD, gấp 1,7 lần GDP.

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là lợi thế quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến đáng tin cậy của dòng vốn đầu tư quốc tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng việc sớm triển khai Trung tâm tài chính sẽ giúp Việt Nam kết nối sâu hơn với hệ thống tài chính toàn cầu, thu hút nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nội địa theo các chuẩn mực quốc tế, đồng thời tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.

Theo kế hoạch, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập và vận hành ngay trong năm 2025, với TP.HCM đóng vai trò đầu tàu và Đà Nẵng giữ vị trí trung tâm tài chính khu vực.

Tại TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố sẽ quy hoạch một không gian tài chính đồng bộ, mở rộng từ trung tâm ra các khu vực lân cận. Đồng thời, TP.HCM sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), và đề xuất các chính sách đặc thù nhằm thu hút đầu tư.

Trong khi đó, tại Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho biết thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc để đẩy nhanh quá trình xây dựng Trung tâm tài chính khu vực. Đà Nẵng đặt mục tiêu phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo, tài chính xanh và fintech, tạo ra sự khác biệt so với các trung tâm tài chính truyền thống.

Việc Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về Trung tâm tài chính Việt Nam là mốc son quan trọng, đánh dấu giai đoạn mới trong quá trình hiện thựa hóa tầm nhìn quốc gia về một thị trường tài chính đột phá và đầy triển vọng.

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.