Chiến lược thủy sản tập trung trí tuệ các vùng miền
- 32
- Tiêu điểm
- 14:15 16/03/2021
DNHN - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kí Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với mục tiêu của chiến lược là xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt...

Trong nội dung của quyết định nêu rõ định hướng phát triển thủy sản theo để có thể tập trung nguồn lực củng cố, mở rộng, phát triển và thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, nhất là khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển, trong rừng ngập mặn, các đầm phá, trên thượng nguồn và lưu vực của các dòng sông.
Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhà nước đẩy mạnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng ở vùng biển ven bờ và thủy vực nội địa. Xây dựng các làng cá (ven đô, cửa sông, lòng hồ, bãi ngang, hải đảo,...) gắn với du lịch và các ngành nghề khác đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân. Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; giảm mạnh các nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản và khuyến ngư ở địa phương.
Định hướng cho phát triển thủy sản theo từng vùng được nêu cụ thể trong quyết định như Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Vùng Đông Nam bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Khuyến khích tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề khai thác hải sản, phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản theo từng đặc điểm của từng vùng. Tổ chức hợp lý hóa các nghề khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, gắn với phát triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thủy sản trên biển. Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tôm hùm, nhuyễn thể,... nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư khôi phục, nâng cao uy tín thương hiệu các sản phẩm nội địa truyền thống như nước mắm, khô mực, tôm chua,... Xây dựng, phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

Phát triển các cơ sở chế biến sâu, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất thực phẩm ăn liền phục vụ du lịch, thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các thành phố lớn và xuất khẩu. Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ đồng bộ với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vũng Tàu, Côn Đảo, các trung tâm logistics, kho ngoại quan trong vùng,..
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải là chiến lược tập trung trí tuệ của các vùng miền. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, chiến lược thủy sản đã được xây dựng một cách khẩn trương trên cơ sở đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện chiến lược những năm trước.
“Có thể thấy rõ một điều đó là hàng năm chúng ta phải chịu áp lực tăng trưởng từ 5 - 6%. Nhưng dư địa nào cũng chỉ đến độ thế nên rất cần phải có một chiến lược mới. Chiến lược này phải tập trung trí tuệ của tất cả các vùng miền. Vùng ĐBSCL và Cần Thơ, miền Trung, miền Bắc; các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề, các nhà khoa học, các chuyên gia… Tổng cục Thủy sản cần xắn tay cùng các đơn vị tư vấn để có được chiến lược đó”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhận định.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ công bố đã nêu rõ những mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt. Trong đó cần lưu ý đặc biệt tới 11 đề án, chương trình.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT xác định Tổng cục Thủy sản cần phải xây dựng, tổ chức kế hoạch thực hiện của Bộ. Bên cạnh đó Vụ Kế hoạch Tài chính, trên cơ sở những ý kiến đóng góp cần lên một kế hoạch cụ thể. Sau khi có được kế hoạch của Bộ, Tổng cục Thủy sản sẽ bàn và phân công cụ thể theo các đề cương càng sớm càng tốt.
“Chúng ta phải bàn bạc kĩ lưỡng, bám vào từng mục tiêu nhưng phải có giải pháp cụ thể. Nền tảng cho ngành thủy sản là nguồn lực đã được chuẩn bị cơ bản, đó cũng là điều kiện tiên quyết và khó khăn nhất. Bây giờ chúng ta chỉ cần tập trung vào những vấn đề cụ thể khác”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Lê Mai
Bài liên quan
#thủy sản

Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.

GDP quý II/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%

Năm vượt khó của ngành thủy sản
Kết thúc một năm đầy sóng gió, ngành thủy sản Việt Nam đã có cho mình những bài học, kinh nghiệm vượt khó, kỳ vọng về một năm mới thuận lợi hơn, khởi sắc hơn.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản Đài Loan có xu hướng tăng lên
Kim ngạch nhập khẩu của thị trường này khá lớn, đạt gần 667,9 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2021.

Xuất xứ hàng hoá - rào cản lớn đối với thuỷ sản xuất vào EU theo EVFTA
Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang là thách thức đáng kể đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản đang có chiều hướng phục hồi
Top 10 thị trường đơn lẻ có kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam cao nhất trong tháng 2 gồm: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Anh, Nga, và Hà Lan, chiếm đến 75,4% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đọc thêm Tiêu điểm
Dùng ngân sách trung ương hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Ngày 3/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 791/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Hội nghị ký kết quy chế triển khai thực hiện xây dựng đường vành đai 3 và 4 tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 2/7, tại TPHCM đã diễn ra hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng đường Vành đai 3-Thành phố Hồ Chí Minh và công tác chuẩn bị dự án Đường Vành đai 4-Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghệ An: Tổng kết, trao thưởng Cuộc thi “Mô hình tiêu biểu trong xây dựng NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh năm 2021”
UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết và trao thưởng Cuộc thi “Mô hình tiêu biểu trong xây dựng NTM kiểu mẫu, đô thị văn minh năm 2021”…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: Khai thác cát trái phép là “ăn cắp tài nguyên” cần phải xử lý triệt để
Tại họp báo quý II năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh nhấn mạnh: "Khai thác cát trái phép phải gọi chính xác là “ăn cắp tài nguyên” nên thời gian qua UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương liên quan tập trung kiểm tra, xử lý triệt để, dứt điểm tình trạng này.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 4114/VPCP-KGVX ngày 2/7/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng: Kiểm soát bằng được tiến độ dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
Chiều ngày 1/7, trong chuyến công tác tại Đắk Lắk, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát hướng tuyến dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột và đoạn đường kết nối từ điểm cuối tuyến cao tốc này với đại lộ Đông Tây của thành phố Buôn Ma Thuột.
Quảng Nam dẫn đầu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tốc độ tăng trưởng
6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 12.8% so với cùng kỳ năm 2021, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là địa phương có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Nghệ An: Làm rõ trách nhiệm để xảy ra chậm trễ thực hiện kết luận của Chủ tịch tỉnh
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản chỉ đạo làm rõ trách nhiệm để xảy ra chậm trễ trong việc thực hiện kết luận của Chủ tịch tỉnh này tại các phiên tiếp công dân định kỳ…
Yêu cầu trứng gà, thịt, sữa Việt có chứng nhận đảm bảo phúc lợi động vật
Hiện một số các nhà tiêu thụ trong nước như các khách sạn 5 sao đều yêu cầu các trứng gà được mua được từ các trang trại được chứng nhận đảm bảo phúc lợi động vật trong chăn nuôi. Đây là xu hướng tới của khách hàng có thu nhập cao trong thời gian tới.
Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
Bộ GTVT khẳng định: Nhận thức được trách nhiệm trong việc để chậm tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng trước Chính phủ, Quốc hội, doanh nghiệp và người dân, Bộ đã yêu cầu đơn vị kiểm tra, rà soát, làm rõ để kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.