Cạnh tranh trong kinh tế chia sẻ phải đảm bảo thúc đẩy đổi mới
- Kinh doanh
- 14:48 23/08/2019
“Vừa học, vừa làm kinh tế chia sẻ phải trên tinh thần kịp thời”, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, đưa ra nhận định trong bối cảnh công nghệ thế giới đang thay đổi nhanh.
Phóng viên: Đề án “Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ” vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Theo ông tư duy và cách thức quản lý của Nhà nước đóng vai trò gì?
TS. Võ Trí Thành
TS. Võ Trí Thành: Kinh tế chia sẻ đóng vai trò quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần, không phải tất cả. Phát triển kinh tế chia sẻ có nhiều ý nghĩa. Kinh tế chia sẻ, rộng hơn là kinh tế platform hay kỷ nguyên số và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất kinh doanh, không đơn thuần chỉ là môi trường kinh doanh, nó là quá trình quản trị thông minh hơn, hiệu quả hơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, với mục tiêu đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ bao gồm người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp nền tảng...
Dữ liệu là một vấn đề quan trọng, nếu không nói là quan trọng nhất của kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề liên quan đến dữ liệu, như quyền sở hữu dữ liệu, dịch chuyển tự do, dịch chuyển dữ liệu qua biên giới... Hiện nay, các nước trên thế giới đang tính nhiều hơn đến hiệu quả, nhưng hiệu quả lại gắn với tự do dịch chuyển dữ liệu và mỗi quốc gia lại có cách ứng xử riêng, mà dữ liệu về quyền riêng tư là một ví dụ.
Tôi nghĩ rằng, những vấn đề mới này không phải đường kéo dài tuyến tính của quá khứ. Nó gắn với rất nhiều vấn đề liên quan, như phát triển nguồn nhân lực, phát triển sáng tạo... Vấn đề đặt ra ở đây là mức độ và cách thức can thiệp của Nhà nước như thế nào lại là một bài toán rất mới.
Theo ông, tại sao phải cần sandbox (thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới) trong mô hình kinh tế chia sẻ?
Kinh tế chia sẻ có thể có tác động nhiều chiều. Chúng ta không thể cam kết làm đúng mọi vấn đề nên sử dụng sandbox như một thí điểm trong không gian, thời gian nhất định, để từ đó nhân rộng và có chính sách chính thức cho toàn bộ không gian của nền kinh tế. Tuy nhiên, thời gian và không gian sandbox phải đủ để tương tác giữa các bên, các tác động khác nhau về mặt kinh tế, xã hội, thậm chí là an ninh, để đưa ra chính sách mang tính bao trùm tốt hơn.
Một sandbox như thế nào là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay?
Kinh tế thị trường là cạnh tranh, nhưng cạnh tranh trong kinh tế chia sẻ phải đảm bảo thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Sự cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho tất cả thành phần tham gia kinh tế chia sẻ, nhưng quan trọng hơn, sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội. Do đó, không thể lấy tư duy cũ để phát triển kinh tế chia sẻ.
Quá trình sandbox cũng có tác động nhiều chiều. Nó liên quan đến vấn đề về quyền, trách nhiệm và tác động khác nhau đến các nhóm. Nó cũng liên quan đến thuế, lợi ích của Nhà nước. Cho nên, bản thân sandbox không phải là sự lựa chọn đầy đủ, chuẩn xác, mà còn là quá trình học hỏi. Nhưng quá trình học hỏi này không thể lấy sandbox để trì hoãn. Nó cần tốc độ, sâu xa hơn là trách nhiệm và sự dám chấp nhận rủi ro và sai lầm kể cả về mặt chính sách.
Cảm ơn ông!
PV
Tin liên quan
- Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, phát triển bền vững
- Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
- Trung Quốc tước "ngôi vương" của Mỹ để trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất thế giới
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
#kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ: Tránh tình trạng thua trên chính sân nhà
Mô hình kinh tế chia sẻ sẽ đem lại sự thay đổi trong nền kinh tế cũng như thay đổi lợi ích của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ trong nước, lũng đoạn, chi phối thị trường kinh tế chia sẻ và một số sản phẩm dịch vụ đang diễn ra ngay trên thị trường Việt Nam.

Taxi truyền thống 'sống mòn' trong nền kinh tế chia sẻ
Tưởng chừng như Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có hiệu lực, sẽ chính thức khép lại “cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và xe công nghệ. Tuy nhiên, thông tin về việc hãng taxi Saigontourist bị yêu cầu mở thủ tục phá sản mới đây cho thấy dù “đình chiến” nhưng các hãng truyền thống vẫn đang “sống mòn” trong thời hạn áp dụng bắt buộc của Nghị định này.

Kinh tế chia sẻ và những thách thức từ đại dịch Covid-19
Sụt giảm doanh thu, thậm chí thua lỗ mạnh đang là tình cảnh chung của các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ trên toàn cầu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo các biện pháp giãn cách xã hội và sự sụt giảm chi tiêu của người dân. Liệu nền kinh tế chia sẻ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này để tiếp tục phát triển?

Bức tranh toàn cảnh về kinh tế chia sẻ trên thế giới
Năm 2019 tiếp tục chứng kiến sự phát triển sâu rộng mô hình kinh tế chia sẻ trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề cản trở các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ phát triển, song mô hình kinh tế này vẫn tiếp tục hứa hạn sẽ ngày càng gia tăng tỷ lệ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.

Hồi kết kinh tế chia sẻ?
Kinh tế chia sẻ nổi lên từ khủng hoảng kinh tế và bây giờ đang giảm nhiệt đột ngột...

Sự bùng nổ của kinh tế chia sẻ trên thế giới
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế chia sẻ được dự báo sẽ tiếp tục lan tỏa và chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong đời sống kinh tế thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cản trở sự bùng nổ của mô hình này tại một số quốc gia.
Đọc thêm Kinh doanh
Năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn
Cục Hàng hải dự báo, đến năm 2030, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có thể đạt ngưỡng hơn 1,4 tỷ tấn.
Báo Thái Lan ấn tượng với chiến lược gạo của Việt Nam
Tờ Bangkok Post ngày 25/1 đăng bài “Chiến lược gạo khôn ngoan của Việt Nam” của Phó Chủ tịch điều hành Ngân hàng Bangkok Suwatchai Songwanich trên mục Tiêu điểm châu Á, đề cập đến cách tiếp cận của hai nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
Ba hãng hàng không nội địa bị Cục Hàng không Việt Nam “tuýt còi”
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không thực hiện luân chuyển tàu bay khai thác để đảm bảo việc bảo quản dừng bay không quá 1 tháng.
Thông báo thu hồi 5370 xe ô tô Mitsubishi Outlander
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát đi thông báo Công ty TNHH Ô tô Mitsubishi Việt Nam thu hồi 5.370 xe ô tô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng.
Nhìn lại năm bết bát và thất thu của hai “ông lớn” sản xuất máy bay
Việc khách hủy đơn hàng quá ít, thêm vào đó hàng loạt hãng hàng không hoãn nhận máy bay đã đẩy Boeing và Airbus lâm vào khủng hoảng tài chính, buộc phải giảm sản lượng và sa thải hàng nghìn nhân viên.
Đường dây nóng ngành đường sắt phục vụ dịp Đại hội Đảng và Tết Tân Sửu
Những thông tin chi tiết về các số điện thoại đường dây nóng 24/7 vừa được Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố.
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Sẽ triển khai Dự án tổ hợp chế biến thịt heo tại Thanh Hóa với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD
Dự án tổ hợp chế biến thịt heo có tổng quy mô trang trại chăn nuôi heo 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400ha...
Mở chuỗi siêu thị cho công nhân... ghi nợ
Đặt ra mục tiêu phục vụ riêng cho 400 nghìn người lao động của 1.600 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, siêu thị phúc lợi đầu tiên vừa được khai trương sáng 22/1.