Cần sớm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế
- Chính sách
- 07:15 06/11/2019
Đóng góp vào làm rõ thêm báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) nêu một số hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại này.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình |
Cần đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư, hạ tầng logistics
Trong bối cảnh xung đột thương mại quốc tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn di chuyển khỏi khu vực bất lợi tìm đến những địa chỉ ổn định và thuận lợi hơn. Nước ta là một trong các địa chỉ được quan tâm nhiều nhất.
Theo đánh giá của nhiều tổ chức có uy tín quốc tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt và có nhiều yếu tố hấp dẫn như ổn định chính trị, vị trí địa chính trị, nhưng chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi một vài yếu tố, trong đó, chi phí logistics cao được xem là ảnh hưởng nhiều nhất.
Theo nhiều tài liệu, chi phí logistics ở Việt Nam xấp xỉ 25% GDP, cao hơn nhiều so với Singapore (8%), Malaysia (13%) hay Thái Lan (19%). Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá, Việt Nam, với vị thế là trung tâm vận tải logistics đang phát triển thì chi phí ở mức cao như vậy đã khiến Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cách nhanh nhất tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các khu vực và quốc tế, kết nối các công ty Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu đồng thời giúp Việt Nam trở thành trung tâm vận tải tại khu vực ASEAN chính là việc tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông để phục vụ cho logistics. Đó cũng là yếu tố then chốt để thu hút FDI trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều tồn tại trong cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước
Theo Bộ Tài Chính, từ năm 2017 đến nay (2019), đã cổ phần hóa 35/127 DN theo kế hoạch (đạt 28%), số còn phải cổ phần hóa là 92 DN (tương ứng 72% kế hoạch). Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục DN có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, trong giai đoạn này sẽ thoái vốn tại hơn 400 DN Nhà nước. Trong số đó, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 DN, năm 2019 thoái vốn tại 62 DN.
Tuy nhiên, năm 2018, việc thoái vốn mới thực hiện tại 54 DN, những tháng đầu năm 2019 chưa có DN nào thực hiện thoái vốn, chưa kể 127 DN đọng lại từ năm 2018 đều phải khẩn trương thoái vốn. Với tiến độ rất chậm như hiện nay thì hết năm 2020, việc hoàn thành cổ phần hóa và thoái vốn theo kế hoạch của Chính phủ và thực hiện theo Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương cần phải có những giải pháp dứt điểm và quyết liệt.
Lý do chính làm cho quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước chững lại là việc đánh giá lợi thế quyền thuê đất. Theo Nghị định 32/2018/NĐ-CP năm 2018, cơ quan có thẩm quyền xác định giá đất là UBND các tỉnh/thành phố. Các DN cổ phần hóa và thoái vốn đa số có đất tại nhiều tỉnh thành, quá trình các địa phương xác định giá đất kéo dài rất lâu.
Vì đây là vấn đề khá nhạy cảm nên đa số các cơ quan chức năng tại các địa phương lại chờ hướng dẫn từ các bộ ngành trung ương nên thời gian càng kéo dài. Như vậy, vấn đề không phải vì DN tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn chậm mà vì các cơ quan chính quyền làm chậm, nhưng trách nhiệm này cũng chưa được làm rõ.
Việc chậm trễ trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ cho Nhà nước và DN. Do vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đột phá quyết liệt, triệt để, tháo gỡ nút thắt vướng mắc hiện nay trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước này bằng những hướng dẫn cụ thể và công khai tiến độ triển khai, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và DN cổ phần hóa, thoái vốn (trước tiên là của người đứng đầu) để Quốc hội và cử tri theo dõi, giám sát.
Nâng cao hơn nữa năng lực của các DN
Tìm hiểu về trạng thái và năng lực của các DN nước ta hiện nay cho chúng ta một bức tranh như sau:
Số lượng DN thành lập mới nhiều nhưng số DN giải thể cũng không ít. Ví dụ, theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2018, 131.200 DN đăng ký thành lập mới nhưng lại có 28.254 DN chờ giải thể, 26.171 DN ngừng hoạt động.
Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Lao động Việt Nam tham gia chủ yếu là lao động phổ thông (may, lắp ráp, phụ việc), tỷ trọng nội địa hóa thấp trong cơ cấu sản phẩm và phần lớn ở các chi tiết phụ.
Trong khu vực Nhà nước: Chậm đổi mới và năng suất, hiệu quả không cao là hiện tượng phổ biến.
Khu vực tư nhân: Năng động, sử dụng nhiều nhân công nhất nhưng người lao động có thu nhập thấp, giá trị bình quân do một lao động làm ra trong một năm thấp nhất trong cả 3 khu vực.
Bức tranh này cho thấy về căn bản, hoạt động sản xuất kinh doanh của khối DN còn rất hạn chế, tăng trưởng phát triển chậm, thể hiện một nền kinh tế của chúng ta còn thiếu bền vững. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách đột phá để các DN có thể phát triển một cách cơ bản vững chắc tương xứng với khu vực và quốc tế giúp nền kinh tế nước ta phát triển bền vững.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình
Tin liên quan
- Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào sẽ có lãi suất cao nhất?
- Xử phạt doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
- Mặc cho ngành bia bốc hơi nghìn tỷ, 2 "ông lớn" Sabeco và Heineken vẫn trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt
#Lao động

Con số 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam là nhiều hay ít?
“Số liệu về 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam hiện tại không đáng quan ngại. Điều đáng lo lắng là chất lượng lao động cần được quan tâm hơn” - ông Doãn Mậu Diệp, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại Giao lưu trực tuyến về Dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi).

Năng suất lao động: Nông nghiệp chưa bằng 1/10 Malaysia, nửa Thái Lan, công nghiệp dịch vụ chưa xứng
Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ mang tính bứt phá thì mục tiêu tăng năng suất lao động ngành công nghiệp 5,5%/năm giai đoạn 2016-2020 khó hoàn thành.

Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội bị tố nhiều sai phạm
Vừa qua, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập có nhận được đơn thư phản ánh của tập thể cán bộ viên chức (CBVC) Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội, tố ông Nguyễn Nhật Cảm- Giám đốc Trung tâm có nhiều sai phạm và có nhiều khoản thu nhập bất thường so với tiền lương quy định của pháp luật...
Thay đổi cơ cấu trình độ, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để mô hình thị trường lao động của Việt Nam theo đúng xu thế các nước phát triển phải thay đổi cơ cấu lao động đào tạo theo trình độ, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ.
Đọc thêm Chính sách
Quy định về hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 54/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư 18/2019/TT-BCT quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.
Ngân hàng mỏi mòn ngóng Thông tư 01 sửa đổi
Trong khi nỗi lo về nợ xấu đang ngày càng gia tăng thì ngân hàng vẫn phải mỏi mòn ngóng văn bản sửa đổi.
Những quy định mới về hộ kinh doanh cá thể có hiệu lực từ năm 2021
Hộ kinh doanh không được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, Nghị định 01/2021/NĐCP về đăng ký doanh nghiệp được ban hành thay thế Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới về hộ kinh doanh từ 2021.
Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân, góp phần ổn định thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán 2021, Bộ Công thương đã chỉ đạo triển khai tốt công tác tổ chức, phục vụ tết.
Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển DNNVV
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”.
Chính thức công bố quy hoạch Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1943/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trường hợp DN được xóa nợ vay của quỹ phát triển DNNVV
Tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định rõ các trường hợp DN được xóa nợ lãi và xóa nợ gốc.
Quy định đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, trong đó quy định đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Chỉ thị tăng cường phòng chống ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngăn chặn các giao dịch khống tại đơn vị chấp nhận thẻ với mục đích rút tiền mặt, giao dịch thẻ liên quan đến cá độ, cờ bạc, tiền ảo…