Thứ hai 07/07/2025 21:02
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Cần nhiều chính sách đột phá để khơi thông dòng vốn cho lĩnh vực bất động sản

22/11/2023 15:18
Các chuyên gia cho rằng, bất động sản là trụ cột của nền kinh tế. Vì bất động sản là một thị trường rất rộng lớn, liên quan mật thiết với các ngành nghề quan trọng trên thị trường.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp bất động sản đang cần trợ giúp nhiều hơn

Trên thực tế, bất động sản là lĩnh vực sử dụng nguyên vật liệu, trang thiết bị của rất nhiều ngành nghề khác và cũng là ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông. Nếu đặt bất động sản trong tổng thể nền kinh tế sẽ thấy rằng, thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác và đang dần trở thành nhịp cầu nối, động lực phát triển cho các ngành nghề khác.

Có thể coi bất động sản là một trụ cột của nền kinh tế và một khi bất động sản sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ của rất nhiều ngành nghề khác như xây dựng, nguyên vật liệu, dịch vụ… Điều này đã được thể hiện rất rõ trong bối cảnh hiện nay khi thị trường bất động sản “trầm lắng và đứng im” thì hàng loạt ngành nghề có liên quan cũng đang “dậm chân tại chỗ”.

Để tháo gỡ nguồn vốn cho thị trường bất động sản nói chung, Chính phủ cũng đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,...), đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng nhận định, quan điểm cho rằng bất động sản là ngành phi sản xuất là quan điểm không chính xác.

Ông phân tích, bất động sản là một thị trường rất rộng lớn, liên quan mật thiết với các ngành nghề quan trọng trên thị trường. Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã dần nhận thấy tầm quan trọng và vai trò của bất động sản trong nền kinh tế hiện nay. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt những chính sách mới đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý những vấn đề nội tại, như: Xây dựng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng; những chính sách liên quan đến thủ tục hành chính; Thông tư 02, 03, 10 của Ngân hàng Nhà nước mở ra cơ chế để các doanh nghiệp có thể giãn, hoãn nợ; đặc biệt là chính sách cho phép doanh nghiệp kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu ít nhất đến năm 2024.

Ông Hiếu cho rằng, bất động sản đang ngày càng khẳng định vai trò là một trụ cột của nền kinh tế, bên cạnh ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, sản xuất, giao thông vận tải. Bất động sản đang tạo ra những sản phẩm có giá trị thực sự lớn như bất động sản công nghiệp, bất động sản thương mại, bất động sản du lịch…, chứ không phải giá trị ảo.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho hay, những chính sách như vậy là chưa đủ vì doanh nghiệp bất động sản đang cần trợ giúp nhiều hơn thế. Thực tế, trong năm 2023, rất nhiều doanh nghiệp địa ốc đã phá sản, rời khỏi thị trường, còn doanh nghiệp ở lại thì đang lao đao. Cùng với đó, áp lực nợ gốc, lãi vay được đẩy lùi từ năm nay sang năm sau, trong tình trạng doanh nghiệp không có nhiều nguồn thu, thậm chí không có nguồn thu để bù đắp cũng là một rủi ro rất lớn.

Ông nhấn mạnh, Chính phủ vẫn cần có những chính sách mạnh mẽ, đột phá hơn nữa trong thời gian tới. Có như vậy, mới có thể kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ “ấm” trở lại vào năm 2024.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng.

Ông Hiếu Khẳng định, thời gian qua, rất ít doanh nghiệp bán được hàng để có doanh thu, lợi nhuận. Dòng tiền hoạt động của nhiều doanh nghiệp tiếp tục ở mức thấp.

“Sự tắc nghẽn về nguồn vốn huy động kết hợp với dòng tiền âm sẽ gia tăng rủi ro chậm trả gốc, lãi của các công ty bất động sản. Cùng với đó, phần lớn những lao động làm trong ngành môi giới và phát triển bất động sản đang thất nghiệp vì các chủ đầu tư không bán được bất động sản, lượng hàng tồn kho rất lớn và đây là vấn đề vô cùng nghiêm trọng của thị trường”, vị chuyên gia này chia sẻ.

Doanh nghiệp bất động sản không còn dòng tiều để tái đầu tư

  1. TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản nếu không bán được sản phẩm sẽ dẫn đến không có dòng tiền để tái đầu tư. Nếu không có dòng tiền thì cũng không có bất kỳ ngân hàng nào có thể cho doanh nghiệp đó vay vốn và doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

Ông phân tích thêm, hiện các ngân hàng chủ yếu nhìn vào việc doanh nghiệp có dòng tiền hay không để có thể cho vay. Do đó, việc tồn đọng kho hàng, không bán được hàng đã trở thành ách tắc lớn về dòng tiền từ mọi phía: từ các nhà đầu tư, doanh thu và cả từ phía ngân hàng…

“Đây là một tình trạng đáng báo động cho thị trường bất động sản hiện nay”, ông Hiếu nói.

Bình luận thêm về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nhận định: “Sự đi xuống của bất động sản sẽ kéo theo hiệu ứng dây chuyền tiêu cực. Nên hỗ trợ bất động sản không phải chỉ vì là "giải cứu" các doanh nghiệp trong ngành mà là cả hệ sinh thái đi kèm. Tất nhiên, cũng cần lưu ý kiểm soát việc hỗ trợ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống tài chính ngân hàng và cả sự phát triển bền vững chung”.

Ông Thành Khẳng định, vai trò của bất động sản đối với nền kinh tế là rất lớn, thế nhưng trong suốt nhiều năm, thị trường bất động sản vẫn thường bị hiểu sai và chưa thực sự được tạo điều kiện tốt nhất để phát huy những nguồn lực vốn có. Chính từ việc hiểu sai, liệu doanh nghiệp bất động sản có đang chịu thiệt thòi?

GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nhìn nhận từ thực tiễn thị trường bất động sản hiện nay, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định, để gỡ “nút thắt” trên thị trường bất động sản hiện nay bên cạnh cần có sự vào cuộc của Chính phủ xử lý về vấn đề tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, các vướng mắc pháp lý, các doanh nghiệp bất động sản cần tái cơ cấu lại danh mục đầu tư các dự án phù hợp với tình hình thực tế.

Theo Ông Cường, ngân hàng cần kiểm soát không cho vay mua bất động sản núp bóng tiêu dùng dân cư đối với các bất động sản không phải là nhà ở thu nhập thấp, để buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán, thu hút những người có sẵn tiền mua chờ tăng giá; ngân hàng không tài trợ vốn cho các hành vi mua bất động sản đầu cơ.

“Đối với các dự án đang triển khai dở dang, nếu hoàn thành sẽ có khả năng đưa vào sử dụng, có khả năng thanh khoản ngay. Ngân hàng nên khoanh các khoản nợ cũ của doanh nghiệp và tiếp tục tài trợ vốn để hoàn thành dự án, đưa sản phẩm ra thị trường”, ông nói.

  1. Ông Cường cũng cho rằng, phải kiểm soát dòng vốn vay giải ngân vào đúng các hoạt động hoàn thiện dự án và quản lý dòng tiền bán hàng để thu hồi các khoản nợ ngân hàng đã tài trợ.

  2. Nghệ Nhân
Tin bài khác
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Nhà ở là “hạ tầng mềm” định hình tương lai quốc gia?

Nhà ở là “hạ tầng mềm” định hình tương lai quốc gia?

Hơn 1,6 tỷ người thiếu nhà ở đạt chuẩn toàn cầu là cảnh báo đã đến lúc tái định vị nhà ở như hạ tầng quốc gia, ngang hàng giao thông, năng lượng, để phát triển đô thị bền vững.
Chính quyền hai cấp vận hành: Thị trường bất động sản phía Bắc bật đà tăng tốc

Chính quyền hai cấp vận hành: Thị trường bất động sản phía Bắc bật đà tăng tốc

Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền hai cấp chính thức vận hành trên toàn quốc. Trong đó, việc hợp nhất Bắc Giang – Bắc Ninh không chỉ đánh dấu bước chuyển lớn về tổ chức bộ máy mà còn mở ra cơ hội phát triển thị trường bất động sản trong tương lai.
Đẩy nhanh mặt bằng dự án giao thông sau sáp nhập địa giới hành chính

Đẩy nhanh mặt bằng dự án giao thông sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác giải phóng mặt bằng, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt cho các dự án giao thông trọng điểm.
Đồng Nai hoàn thiện chính sách, khơi thông vốn thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Đồng Nai hoàn thiện chính sách, khơi thông vốn thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Trước nhu cầu ngày càng lớn của người dân, tỉnh Đồng Nai đang triển khai đồng bộ các giải pháp về chính sách và tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Hướng dẫn xác định giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Hướng dẫn xác định giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Quy định mới về nhà ở xã hội vừa ban hành hướng dẫn chi tiết xác định giá bán, thuê mua. Mục tiêu đảm bảo minh bạch, công bằng và quyền lợi người thu nhập thấp.
Phục Hưng Holdings vào Top 10 Doanh nghiệp ESG Ngành Xây dựng 2025

Phục Hưng Holdings vào Top 10 Doanh nghiệp ESG Ngành Xây dựng 2025

Tại Diễn đàn ESG Vietnam Summit 2025 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Kiến tạo tương lai bền vững”, diễn ra mới đây, Phục Hưng Holdings đã được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 – Ngành xây dựng. Giải thưởng do Viet Research tổ chức thường niên nhằm tôn vinh các doanh nghiệp tiên phong trong thực hành ESG. Đại diện doanh nghiệp, Phó Tổng giám đốc Lã Đức Thọ đã nhận cúp và chứng nhận tại sự kiện.
Vì sao Livehouse được coi là lời giải cho bài toán giá bất động sản đô thị ?

Vì sao Livehouse được coi là lời giải cho bài toán giá bất động sản đô thị ?

Tại Hội thảo sáng 3/7, các chuyên gia nhận định Livehouse là mô hình bất động sản đa công năng, góp phần cân bằng giữa nhu cầu sử dụng, chi phí và hiệu quả khai thác, đồng thời là giải pháp thực tiễn giúp giảm áp lực giá nhà đô thị.
Thành phố mới Bình Dương xuất hiện căn hộ nhà ở xã hội chuẩn Singapore

Thành phố mới Bình Dương xuất hiện căn hộ nhà ở xã hội chuẩn Singapore

Ngày 6/7 tới đây, Kim Oanh Land (thành viên Kim Oanh Group) sẽ chính thức tổ chức lễ ra quân khu căn hộ xanh K-Home Apartment tại dự án K-Home New City – đô thị nhà ở xã hội chuẩn Singapore đầu tiên tại Việt Nam.
Hàng trăm triệu cổ phiếu bất động sản sắp đổ bộ thị trường

Hàng trăm triệu cổ phiếu bất động sản sắp đổ bộ thị trường

Các công ty bất động sản lớn đang ráo riết thực hiện tăng vốn thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ đông riêng lẻ, trong bối cảnh dòng tiền vào thị trường chứng khoán đang có tín hiệu thuận lợi hơn và hướng tới mốc trên 1.450 điểm.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.