Thứ bảy 24/05/2025 00:08
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cần khung pháp lý rõ ràng để xử lý các chung cư vi phạm an toàn cháy nổ

12/10/2020 00:00
Gần đây, tình hình cháy ở chung cư, nhà cao tầng trên cả nước diễn biến phức tạp, một số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Vụ cháy lớn xảy ra tại chung cư cao cấp Carina Thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 3/2018 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: TTXVN

Trước tình hình đó, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công an và Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra đột xuất các nhà chung cư, nhà cao tầng tại 7 tỉnh, thành phố; qua đó phát hiện nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng Công an các địa phương cũng đã kiểm tra, rà soát xử lý các cơ sở vi phạm bằng hình thức tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Tuy nhiên một số cơ sở không chấp hành quyết định, vẫn cố tình hoạt động. Mặc dù các cơ quan chức năng đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm do các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa có nội dung quy định cụ thể về cưỡng chế đối với những trường hợp này.

Qua thống kê, rà soát, toàn quốc hiện có 259.128 cơ sở, công trình, trong đó có 104.514 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (40,3%). Tỷ lệ cơ sở, đặc biệt là các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tập trung không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tại các tỉnh, thành phố phát triển về kinh tế - xã hội, cụ thể: Hà Nội có 8.235 cơ sở; Thành phố Hồ Chí Minh có 12.449 cơ sở.

Thực hiện Công điện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công an và Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các nhà chung cư, nhà cao tầng, siêu cao tầng và các cơ sở tập trung đông người có nguy cơ cháy, nổ cao tại 7 địa phương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Qua đó, Đoàn kiểm tra đã phát hiện 272 tồn tại, vi phạm của cơ sở và kịp thời kiến nghị khắc phục, lập 14 biên bản vi phạm hành chính đối với 12 tổ chức với tổng số 45 lỗi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Cũng trong đợt cao điểm, Công an các đơn vị địa phương đã tiến hành kiểm tra 87.178 lượt cơ sở, qua kiểm tra đã phát hiện 109.116 tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; lập 4.360 biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số 5.308 lỗi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

Đặc biệt qua kiểm tra đã tạm đình chỉ hoạt động đối với 1.197 trường hợp, đình chỉ hoạt động đối với 666 trường hợp cơ sở hoặc hạng mục, bộ phận của công trình vi phạm nghiêm trọng các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Qua công tác rà soát, kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện một số lỗi vi phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng hiện nay. Công tác quy hoạch đô thị tại các tỉnh, thành phố lớn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa có sự gắn kết quy hoạch phát triển của địa phương với quy hoạch tổng thể về phòng cháy, chữa cháy.

Do đó, không bảo đảm về điều kiện hạ tầng, giao thông, nguồn nước và các điều kiện kỹ thuật khác phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy. Nhiều chủ đầu tư lợi dụng chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư của địa phương, tự ý thay đổi thiết kế trong quá trình thi công, cắt giảm chi phí đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy, lắp đặt trang thiết bị chất lượng thấp, tuổi thọ hoạt động không cao.

Tồn tại nhiều cơ sở được xây dựng và đưa vào sử dụng trước năm 2001 (thời điểm Luật Phòng cháy, chữa cháy có hiệu lực) không bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. Những công trình này đã được xây dựng từ lâu, đang trong tình trạng xuống cấp. Đặc biệt, một số công trình nhà ở xã hội, nhà tái định cư do UBND cấp tỉnh, cấp huyện quản lý tồn tại rất nhiều vi phạm về phòng cháy, chữa cháy nhưng rất khó khăn, chậm trễ để sửa chữa, khắc phục do thiếu nguồn kinh phí.

Tại nhiều nhà chung cư, công trình cao tầng có tình trạng buông lỏng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, duy trì hoạt động các hệ thống kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy còn diễn ra phổ biến, nhất là các công trình xây dựng trước năm 2005 (Luật nhà ở có hiệu lực thi hành) không có nguồn kinh phí bảo trì tòa nhà.

Cần thiết có cơ chế xử lý vi phạm phòng cháy, chữa cháy hiệu quả hơn

Thực tế hiện nay, ở nhiều địa phương trên cả nước, một số cơ sở đã bị cơ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đình chỉ hoạt động theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nhưng không chấp hành quyết định, vẫn cố tình hoạt động. Mặc dù các cơ quan chức năng đã dùng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm do các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa có nội dung quy định cụ thể về cưỡng chế đối với những trường hợp này.

Vụ cháy lớn tại quán Karaoke Kingdom (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), thiêu rụi nhiều thiết bị, thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ có quy định cụ thể về biện pháp xử lý, cưỡng chế các cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy đã bị đình chỉ những vẫn hoạt động.

Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) cho biết, trước tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an chủ trì các hội nghị để đánh giá lại công tác phòng cháy, chữa cháy trên toàn quốc, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Trước các sai phạm, lực lượng chức năng đã tiến hành đình chỉ, tạm đình chỉ, hoặc cưỡng chế hoạt động của các cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, khó khăn nhất là khung pháp lý cho cưỡng chế, vấn đề này liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

"Rất cần thiết ban hành các khung pháp lý rất rõ ràng cho lĩnh vực này để công tác đình chỉ, tạm đình chỉ, cưỡng chế vi phạm đạt hiệu quả cao" - Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đề nghị trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ sớm ban hành chỉ thị về công tác phòng cháy, chữa cháy ở khu dân cư; phê bình các bộ, ngành, địa phương có nhiều sai phạm, để xảy ra cháy lớn cũng như nhiều tồn tại chậm khắc phục tại các phiên họp thường kỳ của Chính phủ.

Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh mong muốn Bộ Công an phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa tiêu chí an toàn phòng cháy, chữa cháy trở thành một nội dung để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương trong cả nước./.

Xuân Tùng

Tin bài khác
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời chất vấn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu về việc tổ chức phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.
Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Hơn 10.000 người Bộ Tài chính nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Tài chính chi hơn 11.400 tỷ đồng hỗ trợ hơn 10.400 người nghỉ hưu trước tuổi, sau đợt tái cơ cấu quy mô lớn, giảm mạnh đầu mối, tinh gọn bộ máy và nhân sự.
Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Quản lý người hành nghề y bằng mã định danh ngăn chặn hành vi gian lận trong y tế

Bộ Y tế đề xuất quản lý người hành nghề y bằng mã định danh trên toàn quốc nhằm minh bạch hóa hoạt động y tế, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong bệnh viện.
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Bộ trưởng Bộ Y tế nói siết chặt quản lý, không có “vùng cấm”

Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Thủ tướng yêu cầu 100% TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải thực hiện trực tuyến trong năm 2025

Ngày 22/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 69/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu là đến cuối năm 2025, toàn bộ TTHC liên quan đến doanh nghiệp phải được thực hiện trực tuyến, minh bạch, hiệu quả và giảm tối đa giấy tờ.
Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội bàn giải pháp tăng trưởng GDP 8% và gỡ nút thắt nền kinh tế

Quốc hội sẽ thảo luận một số giải pháp đột phá như đầu tư công, xử lý nợ xấu, cải cách tín dụng để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025.
Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Từ ngày 1/7/2025, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh theo các đơn vị hành chính cấp xã và tỉnh mới sau sáp nhập, theo dự thảo nghị định của Bộ Nội vụ.
Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính đồng bộ hóa toàn diện hệ thống ngành dọc: Thuế, kho bạc, thống kê và BHXH

Bộ Tài chính triển khai tổ chức lại hệ thống thuế, kho bạc, thống kê và BHXH thành 34 đơn vị cấp tỉnh, phù hợp với mô hình hành chính mới.
Đẩy nhanh mở rộng sân bay Phú Quốc trước APEC 2027 bằng cơ chế đặc thù nào?

Đẩy nhanh mở rộng sân bay Phú Quốc trước APEC 2027 bằng cơ chế đặc thù nào?

Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, giao UBND tỉnh Kiên Giang thẩm quyền triển khai, hoàn thành trước APEC 2027.
Quốc hội thảo luận về giảm thuế VAT: Đề xuất mở rộng để kích cầu tiêu dùng

Quốc hội thảo luận về giảm thuế VAT: Đề xuất mở rộng để kích cầu tiêu dùng

Phần lớn các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận cao với đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.
"Bỏ thuế khoán là lúc yêu cầu hộ kinh doanh phải công khai, minh bạch"

"Bỏ thuế khoán là lúc yêu cầu hộ kinh doanh phải công khai, minh bạch"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế. Việc xóa bỏ cơ chế này được kỳ vọng sẽ giúp minh bạch thu nhập, chống thất thu và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

Tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư đường sắt Lào Cai - Hải Phòng

PowerChina muốn tham gia dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, cam kết tiến độ, chất lượng, chi phí và mở rộng hợp tác công nghệ, năng lượng với Việt Nam.
Giảm thuế VAT xăng dầu: Đòn bẩy hạ giá, kích cầu toàn nền kinh tế

Giảm thuế VAT xăng dầu: Đòn bẩy hạ giá, kích cầu toàn nền kinh tế

Việc giảm VAT xăng dầu là một tín hiệu rất tích cực, giúp hạ giá thành sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp và đặc biệt là kích thích tiêu dùng nội địa.
Mở rộng cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp xin làm, không xin tiền

Mở rộng cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp xin làm, không xin tiền

Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư mở rộng 5 đoạn cao tốc Bắc – Nam bằng hình thức PPP, cam kết không sử dụng ngân sách nhà nước và sẽ khởi công ngay trong năm 2025 nếu được chấp thuận.