![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh Báo Đầu tư. |
Bổ sung quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi” để minh bạch và chống rửa tiền
Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là việc bổ sung quy định về kê khai “chủ sở hữu hưởng lợi” trong doanh nghiệp. Đại biểu Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai) đánh giá đây là bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong minh bạch hóa sở hữu và phòng, chống rửa tiền. Theo bà Hà, hơn 160 quốc gia, bao gồm Singapore, Anh, Đức và Nhật Bản, đã áp dụng quy định tương tự.
Tuy nhiên, bà cũng lưu ý việc kê khai cần được thiết kế hợp lý, minh bạch, ứng dụng công nghệ dữ liệu và chuyển đổi số để giảm gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bà đề xuất tích hợp dữ liệu từ các cơ sở hiện có như thuế, ngân hàng, dân cư để hỗ trợ xác minh và đối soát thông tin thay vì yêu cầu doanh nghiệp kê khai nhiều lần.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, việc sửa đổi quy định về chủ sở hữu hưởng lợi là cực kỳ khẩn thiết khi Việt Nam đang nằm trong “danh sách xám” của Nhóm Hành động Tài chính (FATF) từ tháng 6/2023. Ông cho biết, nếu Việt Nam không có tiến triển trong thực hiện các khuyến nghị đã cam kết, nguy cơ bị đưa vào “danh sách đen” là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính trong báo cáo thẩm tra cũng cảnh báo, ngày 7/3/2025, Chủ tịch FATF đã gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ, xác nhận Việt Nam chưa hoàn thành kế hoạch hành động và tiếp tục nằm trong diện giám sát tăng cường ít nhất 1–2 năm tới.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thành Trung (đoàn Yên Bái). |
Đại biểu Nguyễn Thành Trung (đoàn Yên Bái) cho rằng, quy định mới sẽ làm rõ cấu trúc sở hữu doanh nghiệp, tránh tình trạng “chủ thật” núp bóng nhiều lớp pháp nhân. Việc minh bạch người kiểm soát doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của người đại diện pháp luật và ban lãnh đạo.
Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề nghị làm rõ trách nhiệm lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi sau khi doanh nghiệp giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Ông kiến nghị quy định rõ cơ quan đăng ký kinh doanh là đơn vị lưu trữ nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý trong trường hợp tranh chấp hoặc doanh nghiệp quay lại thị trường.
Xử lý nghiêm hành vi kê khai vốn ảo
Một nội dung khác cũng thu hút nhiều ý kiến là xử lý tình trạng kê khai vốn điều lệ khống – một trong những hành vi tạo điều kiện cho doanh nghiệp “ma”. Đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) cho rằng, cần bổ sung chế tài xử phạt cụ thể, quy trình xác minh và thời gian góp vốn tối đa. Đại biểu Thạch Phước Bình bổ sung rằng, cần làm rõ tiêu chí xác định hành vi “khai khống”, nhất là trong trường hợp góp vốn bằng tài sản vô hình.
Theo báo cáo của VCCI năm 2020, có đến 30% doanh nghiệp khai vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng nhưng thực tế không đủ năng lực tài chính. Dự thảo Luật lần này chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm – được đánh giá là hướng đi tiến bộ, giảm gánh nặng thủ tục cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Nhiều đại biểu đánh giá cao việc cắt giảm thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp. Cá nhân đại diện chỉ cần xuất trình căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân, thay vì phải nộp nhiều loại giấy tờ như trước đây. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, việc sửa đổi Luật lần này cũng nhằm mục tiêu thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư và Thủ tướng về cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính.
Dự thảo luật cũng đề xuất cho phép viên chức tại các cơ sở giáo dục đại học công lập được quyền góp vốn vào doanh nghiệp do trường thành lập nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, nên bổ sung quy định này ngay trong Luật Doanh nghiệp để bảo đảm tính thống nhất với Luật Khoa học và Công nghệ, thay vì chờ sửa đổi Luật Viên chức vào cuối năm