Thứ tư 18/06/2025 09:26
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Cải cách mạnh về thủ tục hành chính để gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát huy hiệu quả

29/04/2023 23:26
Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp và người có thu nhập thấp muốn mua nhà ở trên cả nước đón nhận tin vui về gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng dành cho phân

Đây cũng là chính sách thiết thực trong nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hỗ trợ người dân cải thiện chỗ ở và an sinh xã hội.

Bắc Ninh - địa phương đang có hơn 50 dự án nhà ở xã hội được xây dựng. Cả doanh nghiệp, người thu nhập thấp và cơ quan quản lý Nhà nước đều mong muốn chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ nhanh chóng được triển khai. Trong đó, sự hỗ trợ để doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi là quan trọng hơn cả. Mặc dù vậy, do chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về đối tượng được thụ hưởng cũng như thủ tục cần thiết để được vay vốn nên tình trạng chung của các bên liên quan vẫn là nghe ngóng, đợi chờ.

“Sở Xây dựng sẽ phối hợp với các chủ đầu tư, qua kiểm tra, rà soát, kịp thời tháo gỡ những thủ tục về pháp lý, từ đó rút ngắn thủ tục để làm sao cho các dự án đủ điều kiện tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng và hiệu quả”, ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước sẽ thống nhất chung một cách cho vay giống nhau cho các đối tượng. Tuy nhiên, cơ chế vay do các ngân hàng này tự quyết định bằng nguồn vốn của tổ chức. Mức lãi suất của gói tín dụng này sẽ giảm 1,5% so với mức cho vay thông thường đối với với các chủ đầu tư tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ. Đối với người mua sẽ được hỗ trợ giảm 2%. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, cơ chế cho vay gói này sẽ rất thông thoáng, các ngân hàng sẽ không đặt ra các điều kiện gì khác so với các khoản vay thông thường, nhưng với điều kiện phải thuộc các đối tượng mua nhà ở các phân khúc nêu trên. Phía ngân hàng sẽ có biện pháp để tránh tình trạng trục lợi và mỗi người chỉ được vay một lần cho một căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Trong cuộc họp báo của Bộ Xây dựng mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, với chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đưa ra doanh mục dự án, danh mục đối tượng được thụ hưởng để làm căn cứ triển khai.

“Với các danh mục thì hiện nay Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn cụ thể và hiện nay dang thúc đẩy triển khai. Trong quá trình triển khai, chúng tôi sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổng kết, đánh giá. Nếu có khó khăn, vướng mắc thì sẽ đề xuất với Chính phủ để tháo gỡ kịp thời. Gói 120.000 tỷ đồng sẽ là điều kiện thuận lợi, giúp chủ đầu tư nhà ở xã hội cũng như cải tạo chung cư cũ có nguồn lực về tài chính để thực hiện đầu tư nhanh cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được tốt hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết thêm.

Với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, thời gian ưu đãi, đối với chủ đầu tư áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 3 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu. Còn đối với người mua nhà sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm kể từ ngày giải ngân nhưng không quá thời hạn cho vay tại thỏa thuận cho vay ban đầu. Từ ngày 1/7/2023, định kỳ 6 tháng, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi cho các ngân hàng thương mại tham gia Chương trình.

Các chuyên gia nhận định, dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên thị trường hiện nay đang rất ít trong khi nhu cầu thì quá cao. Nhiều chủ đầu tư đã quan tâm và có ý định tham gia phát triển dòng sản phẩm nhà ở xã hội. Thế nhưng, từ ý định đi đến hiện thực và cho ra sản phẩm là quá trình dài cần nhiều thời gian.

“Gói tín dụng này sẽ có tác động rất lớn, hỗ trợ phục hồi thị trường bất động sản, đặc biệt là về an sinh xã hội, nhân văn. Tạo điều kiện về nơi ở tốt hơn cho hàng trăm nghìn con người. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định tính khả thi của nó như thế nào”, TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế băn khoăn.

Theo tính toán của TS. Nguyễn Minh Phong, nếu gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được 4 ngân hàng quốc doanh triển khai thì mỗi năm, các Ngân hàng này sẽ phải dành 1.500 đến 2.000 tỷ đồng, đồng thời phải mất thêm chi phí để thực hiện. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để đẩy nhanh việc triển khai gói tín dụng này. “Đầu mối” của việc cho vay là các Ngân hàng được chỉ định, cần có cơ chế linh hoạt thì mới khắc phục được những vướng mắc về thủ tục như nhiều gói từng triển khai trước đó.

“Phần mà các Ngân hàng thương mại chịu như vậy thì Nhà nước có hỗ trợ như thế nào để tạo đồng lực? Riêng về mức lãi suất thấp hơn mức cho vay thông thường từ 1,5-2% tôi cho rằng hơi thấp một chút. Chúng tôi cho rằng, nên cân nhắc nới thêm để gói hỗ trợ này có thể đến gần hơn với công nhân lao động và người thu nhập thấp có được chỗ ở ổn định”, TS. Nguyễn Minh Phong nêu quan điểm.

Trước hàng loạt vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cho rằng, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần sớm gỡ bỏ các “nút thắt” do khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có được triển khai hiệu quả hay không, phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong việc cải cách mạnh về thủ tục hành chính. Một vấn đề quan trọng khác là phải ngăn chặn được tiêu cực phát sinh trong quá trình thực thi./.

Thành Trung/VOV1

Tin bài khác
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.
Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam hồi phục mạnh trở lại

Thị trường bất động sản phía Nam phục hồi mạnh, Bình Dương nổi lên nhờ hạ tầng, quy hoạch, sức cầu mạnh và đề án sáp nhập với TP. Hồ Chí Minh, tạo đà mặt bằng giá mới.
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.