Cách tạo ra văn hóa tại nơi làm việc trong thời đại mới

15:17 25/03/2022

Đại dịch đã thúc đẩy nhân viên tìm kiếm những giá trị mới tại nơi làm việc, và nó khác hoàn toàn so với những gì mà họ bị thu hút ở những năm trước. Vậy với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn muốn tạo ra văn hóa nào để thúc đẩy sự thành công trong cách làm việc mới này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Môi trường làm việc đã trải qua sự thay đổi qua nhiều thế hệ. Cách làm việc trước đại dịch sẽ khó có quay trở lại khi giờ đây, kỳ vọng của nhân viên đã thay đổi. Đại dịch đã thúc đẩy nhân viên tìm kiếm những giá trị mới tại nơi làm việc, và nó khác hoàn toàn so với những gì mà họ bị thu hút ở những năm trước. 

Từ năm 2019 đến năm 2029, lực lượng lao động thế hệ trẻ sẽ “tăng gần 4,5 triệu người… đây là mức tăng lớn nhất đối với một nhóm tuổi,” theo Cục Thống kê và Lao động Hoa Kỳ. Lứa lao động trẻ này mong muốn rất nhiều điều: Các mối quan hệ và sự kết nối có ý nghĩa trong công việc, sự linh hoạt, tự chủ và một môi trường làm việc đa dạng, toàn diện. Nếu bạn chưa làm được điều đó, đã đến lúc bạn phải suy nghĩ lại về phong cách lãnh đạo của mình.

Là một nhà lãnh đạo, bạn có biết điều gì truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm của bạn không? Tại sao họ ở lại? Bạn có biết những thay đổi mà họ đã trải qua trong 24 tháng qua (trước và sau đại dịch) không? Điều gì khiến họ cảm thấy được kết nối, hỗ trợ, gắn bó và thỏa mãn? Kỳ vọng họ có trong giai đoạn trở lại này là gì?

Thực tế là không có một công thức thành công nào phù hợp với mọi nhu cầu cho mọi tổ chức, doanh nghiệp. Nhưng điều tốt nhất cần làm đầu tiên là hiểu được những quan điểm khác nhau của nhân viên và biết được rằng công việc mà mà các nhà lãnh đạo làm từ năm 2022 trở đi sẽ là khởi đầu của một kỷ nguyên mới.

Vậy với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn muốn tạo ra văn hóa nào để thúc đẩy sự thành công trong cách làm việc mới này. Dưới đây là lời khuyên về việc sử dụng mô hình “FITEL” để tạo ra văn hóa của nơi làm việc trong thời đại mới: 

Công bằng (Fairness): Nhiều nhân viên mong muốn hướng tới sự công bằng. Nhưng làm thế nào để làm điều đó trong một môi trường làm việc? Mọi người có sở thích khác nhau về công việc văn phòng. Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta cần nhận ra sự độc đáo của mỗi người và chủ động đáp ứng nhu cầu của họ, nếu không, sự bất bình đẳng sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Hãy xác định sự công bằng như một mục tiêu hàng ngày.

Sự hòa nhập (Inclusion): Một nơi làm việc công bằng sẽ thúc đẩy sự hòa nhập. Tuy nhiên, có nhiều thứ ở nơi làm việc giúp cho hòa nhập hơn là sự công bằng. Đó là một nền văn hóa truyền cảm hứng cho tất cả mọi người để mang lại những gì tốt nhất giúp họ để làm việc mỗi ngày. Làm việc tại nhà sẽ giúp họ kết hợp cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp là một lựa chọn lý tưởng. Vai trò của nhà lãnh đạo là tạo dựng một môi trường mà mọi người đều có thể được lắng nghe, có thể là chính họ và sự khác biệt được đánh giá cao. Làm thế nào để bạn biết liệu bạn có đang làm đúng với tư cách là một nhà lãnh đạo? Hãy tự hỏi bản thân hai câu hỏi: Nhóm của bạn có đồng ý với quan điểm của bạn mà không cần tranh luận trong mọi lúc không? Nhóm của bạn có điểm chung với nhau không (nghĩa là phong cách sống, sở thích, tham vọng,...)? Nếu câu trả lời của một trong 2 câu hỏi đó là có, nghĩa là bạn đang làm tốt với tư cách là nhà lãnh đạo. 

Niềm tin (Trust): Công bằng và hòa nhập là điều kiện tiên quyết để tạo ra một nền văn hóa dựa trên lòng tin. Niềm tin là nền tảng để bạn có thể xây dựng sự hợp tác, gắn kết và một văn hóa công sở lành mạnhCác quy tắc rõ ràng, minh bạch, trách nhiệm giải trình và giao tiếp trực tiếp là tất cả các khía cạnh cơ bản để xây dựng lòng tin. Các nghiên cứu gần đây mô tả rằng thế hệ trẻ tìm kiếm những công việc có ý nghĩa, nơi họ có thể cảm thấy được kết nối sâu sắc. Các nền văn hóa cạnh tranh hay đâm sau lưng dường như bị thế hệ này hoàn toàn phản đối. Niềm tin là thứ họ đặt lên hàng đầu. 

Đồng cảm (Empathy): Có thể bạn đã quen thuộc với cụm từ, “Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn được đối xử”. Đó không phải là sự đồng cảm. Đồng cảm là đối xử với người khác như họ muốn được đối xử. Để làm được điều đó, chúng ta cần có khả năng cảm nhận được trải nghiệm của người khác. Trong những thời điểm khó khăn này, trở thành một nhà lãnh đạo đồng cảm quan trọng hơn bao giờ hết. Nó vượt ra ngoài việc chỉ xem xét cảm xúc của người khác; điều này thể hiện ở việc bày tỏ mối quan tâm một cách thực sự, hỏi nhân viên về những thách thức và sau đó lắng nghe câu trả lời và giúp đỡ họ. Làm theo cách này sẽ giúp bạn có một đội ngũ trung thành và gắn bó hơn.

Lắng nghe (Listen): Định kiến ​​về các nhà lãnh đạo là phải thẳng thắn và tự tin vẫn còn ăn sâu trong các doanh nghiệp, nhưng lắng nghe là một kỹ năng lãnh đạo cốt lõi. Việc lắng nghe không chỉ giúp bạn trút bỏ gánh nặng để đưa ra mọi giải pháp, mà còn có thể tăng trách nhiệm giải trình của nhóm, thúc đẩy sự cộng tác, đổi mới và sáng tạo trong tập thể. Tuy nhiên, lắng nghe không chỉ là giữ im lặng (đó là một khởi đầu tốt, nhưng chưa đủ). Nhận thức chính xác cảm xúc của những người xung quanh bạn và thay đổi suy nghĩ cũng như ý tưởng ban đầu của chính bạn dựa trên nhận thức đó phải là mục tiêu của việc lắng nghe tích cực và đó là động lực chính cho việc xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.

Vai trò và cơ hội của các nhà lãnh đạo là thiết kế văn hóa làm việc trong tương lai, nơi công việc và cuộc sống không còn là nghịch lý mà gắn liền với nhau. Công việc phải là nguồn gốc của sự hoàn thành, sự tin tưởng, sự cộng tác và là nơi an toàn để nhân viên trở thành con người thật của họ, chứ không phải bị giới hạn trong chính nơi làm việc của họ. Tận dụng cơ hội để xây dựng lại văn hóa làm việc theo cách mới và tốt hơn trong tương lai sẽ giúp các nhà lãnh đạo tạo ra một nơi làm việc mới tốt nhất và có một đội ngũ trung thành nhất.

Bảo Bảo