Các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường mang tính chiến lược
- 215
- Tiêu điểm
- 10:04 13/05/2022
DNHN - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường mang tính chiến lược.
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc, sáng 12/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington D.C, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi ăn sáng làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Hoa kỳ (USCC) tổ chức.

Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng.
Mở đầu cuộc gặp, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC Ted Osius cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận được nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện để đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đó, tháng 3/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đón tiếp lãnh đạo USABC và USCC tại Việt Nam, cũng như gặp trực tuyến. Cuộc gặp lần này tại Washington cho thấy cuộc sống bình thường đang quay trở lại. Để có được điều này là do Việt Nam đã phòng, chống dịch COVID-19 rất hiệu quả.

Ông Ted Osius cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường mang tính chiến lược. Do đó, sự phát triển của Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm, nhất là về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển hạ tầng chiến lược...
Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà Katherine Tai, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) khẳng định, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ ở ASEAN. Hòn đá tảng của mối quan hệ thương mại năng động giữa hai nước chính là thoả thuận thương mại Mỹ - Việt năm 2001, tiếp đó là Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) từ 2007.
Bà Tai cũng cho biết, USTR quan tâm việc tạo ra hệ thống nông nghiệp bền vững dựa trên khoa học, các quản lý hiệu quả; phát triển kinh tế số; hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, USTR mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước.
Mở đầu bài phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại việc người dân Hoa Kỳ rất thích món Phở của Việt Nam, cho rằng nó như mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vừa có vị chua, cay, mặn, ngọt nhưng tựu chung là rất ngon.

Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã tuyên bố tầm nhìn Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó hai nước tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hoa Kỳ luôn tuyên bố mong muốn Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tăng trưởng thương mại ấn tượng từ 17-20%/năm, chứng tỏ không gian phát triển kinh tế giữa hai nước là rất lớn. Việt Nam là đối tác lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, là đối tác lớn nhất về thương mại tại của Hoa Kỳ tại ASEAN.
Hoa Kỳ là đối tác lớn thứ hai của Việt Nam về thương mại và dư địa còn phát triển nhiều. Việt Nam đang tập trung cho đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Hai nền kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ có tiềm năng, thế mạnh để bổ sung cho nhau, không triệt tiêu nhau. Trên nền tảng đó, hai nước còn rất nhiều việc phải làm để mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ, thuận lợi, thách thức đan xen. Hiện nay Việt Nam đang triển khai chương trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, chuyển hướng đúng, từ tăng trưởng âm quý III/2021, quý I /2022 đã tăng trưởng dương trên 5%.
Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm. Liên quan tới phát triển thị trường vốn có khó khăn nhưng vẫn phát triển tích cực; Việt Nam đang xử lý, làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ nhà đầu tư chân chính.
Việt Nam đang tập trung cho phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng chiến lược liên quan giao thông; chống biến đổi khí hậu; chuyển đổi số; phòng, chống dịch; hạ tầng y tế, giáo dục; ưu tiên cho cải cách hành chính, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam được Hội nghị Liên hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNTAD) đưa vào 1 trong số 20 nền kinh tế thu hút đầu tư tốt nhất. Với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Việt Nam phấn đấu đến 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp phát triển; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước có thu nhập cao.
Để đạt mục tiêu trên, Việt Nam tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả; dự vào nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Do đó, mong Hoa Kỳ và các đối tác quan trọng khác, đặc biệt các doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam vấn đề này.
Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Trong hợp tác cần dựa trên nền tảng chân thành, tin cậy, trách nhiệm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thủ tướng khẳng định: “Tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền Việt Nam”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ thực hiện tất cả các vấn đề trên, trên tinh thần đây là những vấn đề có tính chất toàn cầu nên cần có cách tiếp cận toàn cầu; vấn đề tác động tới toàn dân nên có cách tiếp cận toàn dân.
Đề nghị cộng đồng thế giới, trong đó có Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các vấn đề trên về xây dựng thể chế, khoa học công nghệ, tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học quản trị...
Về khuôn khổ kinh tế mới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng Hoa Kỳ phân tích, đánh giá, làm rõ, cụ thể hóa các nội hàm trong cơ chế này như về chuỗi cung ứng, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, các vấn đề liên quan thuế, lao động... để có thể hợp tác trên tinh thần chân thành, tin cậy, trách nhiệm... vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới.
Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết, Việt Nam đã rất tích cực và tiếp tục hỗ trợ Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích. Do đó, mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, cụ thể là tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, khắc phục hậu quả chất độc hóa học, rà phá bom mìn...
Phần phát biểu và trả lời của Thủ tướng Phạm Minh Chính được cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ nhiệt liệt hưởng ứng, với những tràng pháo tay không ngớt. Đại diện doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ là mô hình cho các mối quan hệ khác.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và chính quyền Việt Nam để hiệu quả đầu tư ngày càng cao hơn; cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam./.
Sáng 12/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Washington D.C, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Theo Phạm Tiếp/TTXVN
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Tiêu điểm
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lý giải vì sao thu ngân sách tăng cao
Sáng 25/5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tình hình thực hiện Nghị quyết 42…
Chủ tịch Quốc hội: Thể chế không vướng gì
Nhấn mạnh trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế mà “có tiền không tiêu được”, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục…, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định “thể chế không vướng gì”, đồng thời đề nghị cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.
Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Phó thủ tướng Lê Minh Khái làm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ tư vấn, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ...
Lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp thứ 4
Theo chương trình làm việc, sáng 24/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
Hơn 10 năm sinh sống và làm việc tại Việt Nam, ông Kwon JaeHaeng đánh giá rằng Việt Nam là một trong những nước có nhiều điểm mạnh thu hút đầu tư. Có lẽ đó cũng chính là một phần lý do khiến ông dành nhiều công sức của bản thân để làm cầu nối cho mọi hoạt động hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Hàn Quốc. Tiếp nối phần 1 trong buổi tọa đàm Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập gửi đến quý bạn đọc phần 2 để lắng nghe thêm những ý kiến đóng góp quý báu từ ông Kwon JaeHaeng.
Sáng nay 23/5, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội
Thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc Hội, sáng 23/5, Kỳ họp thử 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch
U23 Việt Nam đánh bại U23 Thái Lan, đối thủ "truyền kiếp" mà chúng ta chưa từng một lần chiến thắng trong những lần đối đầu trước đây ở đấu trường SEA Games với bàn thắng duy nhất của tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng, giành HCV SEA Games 31. Hàng triệu người dân khắp cả nước đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam.
Thủ tướng gửi thư khen đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành Huy chương Vàng SEA Games 31
Ngay sau khi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam giành Huy chương Vàng SEA Games 31, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư chúc mừng đội tuyển.
Thanh Chương (Nghệ An): Nhân dân đồng lòng đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM
Hiểu được lợi ích thiết thực của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, nên toàn dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã đồng lòng đẩy nhanh tiến độ trên tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”…