Các chủ doanh nghiệp người Mỹ gốc Á khó đủ đường thời đại dịch

11:08 13/04/2021

Trong khi nhiều người phải vật lộn để tiếp tục sống sót, có lẽ không có doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hơn các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ. Những cơ sở này không chỉ bị thiệt hại về tài chính mà còn bị kỳ thị một cách bất công do những nghi ngại “mang vi rút trong người” chỉ vì họ là người gốc Á hoặc Trung Quốc.

Các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ là một trong những đơn vị đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Năm 2005, cha của Jason Wang thành lập Xi’an Famous Foods ở Flushing, sau đó, nơi này dần trở thành một trong những khu phố Tàu vệ tinh lớn nhất ở Thành phố New York. Theo thời gian, thành công đã đến với cửa hàng của cha con nhà họ Wang khi liên tiếp mở rộng bảy chuỗi cửa hàng tại các bang Queens, Brooklyn và Manhattan trên đất Mỹ. Nhà hàng đã nhận được nhiều lời khen ngợi cho món mì kéo tay và bánh mì kẹp thịt cừu thìa là “cực kỳ ngon”.

Tuy nhiên, vào thời gian bệnh dịch bùng phát, tất các hoạt động đã bị đình trệ. Các nhà hàng và quán bar đã buộc phải đóng cửa hoạt động ăn uống trong nhà. Trong khi nhiều người phải vật lộn để tiếp tục sống sót, có lẽ không có doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu hơn các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ. Những cơ sở này không chỉ bị thiệt hại về tài chính mà còn bị kỳ thị một cách bất công do những nghi ngại “mang vi rút trong người” chỉ vì họ là người gốc Á hoặc Trung Quốc. Trong những tuần sau khi tin tức về sự bùng phát dịch bệnh ở Vũ Hán, các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ trên khắp Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy những tác động của sự bài ngoại và phân biệt chủng tộc ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu của UCLA, từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020, khoảng 233.000 doanh nghiệp nhỏ do người châu Á làm chủ ở nước này đã đóng cửa. Tạp chí Kinh doanh Nhà hàng lưu ý thêm vào tháng 4 năm đó, một nửa số nhà hàng Trung Quốc trên toàn quốc đã đóng cửa “do định kiến và nhận thức sai lầm của người tiêu dùng”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Anh Wang kể lại: “Chúng tôi đã đóng cửa tất cả các cửa hàng vào tháng 3 năm 2020 do COVID và không mở lại một số cửa hàng cho đến khoảng tháng 7 năm 2020”. Wang cũng nhận thức được tình trạng bạo lực gia tăng và sự căm ghét đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á và các quốc đảo Thái Bình Dương. Do đó, chủ sở hữu của Xi’an Famous Foods giống như nhiều chủ cửa hàng châu Á khác đã buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh vì lý phân biệt chủng tộc và nghi ngại về nguồn lây bệnh. Wang cho hay: “Chúng tôi đã rút ngắn giờ làm việc và đóng cửa sớm hơn phòng trừ có sự cố xảy ra khi càng tối muộn càng có ít nhân viên túc trực”.

Các doanh nghiệp ở khu phố Tàu phải vật lộn để phục hồi trong bối cảnh bạo lực gia tăng. Manhattan vốn là thánh địa thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nay cũng lâm vào cảnh đìu hiu. Lượng người đi bộ giảm rõ rệt đã ảnh hưởng đáng kể đến các nhà hàng trong khu vực và nhiều nhà hàng phải dựa vào khách hàng ngoại tỉnh để sống sót. Có khoảng 17 nhà hàng và 139 cửa hàng bao gồm cả Nhà hàng Jing Fong ở Chinatown đã đóng cửa vĩnh viễn. Đồng thời, người dân địa phương gốc Á trong khu vực đã bị tấn công ngẫu nhiên. Vào tháng 3, một người đàn ông châu Á 66 tuổi đã bị hành hung. Trước đó, một người đàn ông châu Á 36 tuổi đã bị đâm ở khu phố Tàu khi đi ngang qua tòa án liên bang. Tác động kinh tế, kết hợp với sự gia tăng bạo lực thể chất, đã khiến các doanh nghiệp do người châu Á làm chủ gặp khó khăn. 

Các chủ doanh nghiệp gốc Á kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực
Các chủ doanh nghiệp gốc Á kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo lực. (Ảnh: internet)

Các chủ doanh nghiệp châu Á đang đồng lòng đấu tranh cho sự yên bình và quyền lợi của cộng đồng. Đối với nhà đồng sáng lập Milk and Cream Cereal Bar, Cory Ng, việc các doanh nghiệp do người châu Á sở hữu bị gạt ra ngoài lề là một vấn đề đang diễn ra từ lâu đã ảnh hưởng đến Chinatown. Mặc dù khu vực lân cận thu hút khách du lịch nhưng cũng mang lại một làn sóng mới gồm những cư dân trẻ không phải là người châu Á và các chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích mà khu vực này mang lại mà bỏ qua cả một nền văn hóa phía sau. Kết quả là, quá trình phát triển tốc độ cao đã che lấp những cuộc đấu tranh mà người dân địa phương trong khu vực từ lâu phải đối mặt, đặc biệt là khi chủ nghĩa bài ngoại và phân biệt chủng tộc xuất hiện.

Trong cuộc chiến để hòa nhập, một số doanh nghiệp thuộc sở hữu châu Á đang biến bạo lực thành “vũ khí” theo nghĩa tích cực nhằm nỗ lực thay đổi tình hình. Được thúc đẩy bởi một mục đích mạnh mẽ hơn, Kitsby, nhà hàng lấy cảm hứng từ châu Á gần đây cũng đã tổ chức một cuộc thi với sự tham gia của các thợ làm bánh người Mỹ gốc Á giúp quảng bá doanh nghiệp. Tương tự, Gold House, một tập thể trao quyền cho các doanh nghiệp người Mỹ gốc Á, đang ứng phó với vụ xả súng ở Atlanta bằng cách mở rộng chương trình tăng tốc “Cơn sốt vàng” và kết nối các nữ doanh nhân người Mỹ gốc Á với các nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu để đầu tư. Julia Gouw, đối tác của Gold House kiêm chủ tịch của Ngân hàng Piermont đã cho biết trong một thông cáo báo chí: “Trong thời điểm mà các doanh nhân API (Châu Á Thái Bình Dương) đặc biệt là phụ nữ đang bị tổn thương nhiều nhất, thì việc đầu tư vào các sáng kiến như “Cơn sốt vàng” của Gold House đã tạo ra những bước tiến chưa từng có trong quá trình thăng tiến các nhà sáng lập API”.

TL