Thứ ba 13/05/2025 04:04
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

BOT thất thoát, BT 'biến tướng', gánh nặng đè lên người dân

12/10/2020 00:00
Hàng chục ngàn tỷ đồng được Kiểm toán Nhà nước phát hiện khi kiểm toán các dự án BOT, BT đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Cơ chế thanh toán bằng tiền đã làm biến tướng BT thành dự án đầu tư công đích thực.

Giảm... 300 năm thu phí

Báo cáo tại hội thảo Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) diễn ra ngày 3/3, Bộ KH-ĐT cho biết, đến 31/12/2019, có tổng cộng 336 dự án đầu tư theo hình thức PPP được ký kết, với tổng số vốn khoảng 1.609.335 tỷ đồng.

Hình thức đầu tư chủ yếu là BOT và BT, trong đó BOT chiếm 41,6% (140/336) và BT chiếm 55,9% (188/336), chủ yếu tập trung trong lĩnh vực giao thông vận tải với 220 dự án, chiếm 65,5% trong tổng số các dự án được đầu tư theo hình thức PPP, còn lại là thuộc về các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường...

Tuy nhiên, Ths. Lê Tùng Lâm - Phó Chánh Văn phòng KTNN, nhận xét, các dự án đầu tư PPP thời gian qua cũng bộc lộ một số sơ hở, thiếu sót, là lỗ hổng gây thất thoát Ngân sách Nhà nước.

Thời gian qua, trạm thu phí BOT gây ra nhiều "tai tiếng" về mức phí, thời gan thu phí (ảnh minh họa)

Cụ thể, từ năm 2016 đến năm 2019, KTNN đã thực hiện kiểm toán 84 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT giao thông và 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, kết quả kiểm toán cho thấy:

Đối với 84 dự án đầu tư theo hình thức BOT giao thông, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 4.684 tỷ đồng, trong đó nhiều dự án có tỷ lệ xử lý tài chính lớn từ 11% đến 13% giá trị được kiểm toán. Đồng thời, cơ quan này cũng kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án ban đầu của 81 dự án là 300 năm, trong đó có dự án giảm thời gian nhiều nhất là 13 năm 1 tháng 12 ngày.

Đối với 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 9.102 tỷ đồng, có những dự án tỷ lệ kiến nghị xử lý tài chính lớn từ 27% đến 29% giá trị được kiểm toán.

Vì vậy, ông Lê Tùng Lâm cho rằng, vấn đề đặt ra là nếu các dự án BOT, BT thời gian qua không được kiểm toán thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn, mức độ chịu phí sẽ đè nặng lên người dân, doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước sẽ thất thoát lớn.

Qua các cuộc kiểm toán, KTNN chỉ ra những hạn chế, tồn tại của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, như việc lựa chọn nhà thầu không minh bạch, không có tính cạnh tranh, chủ yếu là chỉ định thầu; vị trí đặt các trạm thu phí không được quy hoạch, không đúng cự ly quy định; phương án tài chính không đúng; chất lượng công trình kém; định giá đất thấp hơn rất nhiều giá đất thị trường...

Dự án BT bị biến tướng

Nhận xét về đầu tư theo hình thức PPP, tại hội thảo, TS. Nguyễn Minh Phong đã liệt kê những điểm mấu chốt tạo nên sức hấp dẫn với nhà đầu tư và cũng là kẽ hở đáng quan ngại của quản lý nhà nước đối với dự án BT.

Đó là việc chủ đầu tư được giành quyền chủ động dẫn dắt cuộc chơi do các dự án BT hầu hết đều được chỉ định thầu và dễ “bắt tay” thương lượng với cơ quan quản lý, từ lựa chọn dự án, xác định tổng mức đầu tư, thực hiện và quyết toán dự án. Hơn nữa, việc giám sát chất lượng công trình BT, dù áp dụng như với dự án đầu tư công, nhưng khá lỏng lẻo do DN tự giám sát, quản lý hoặc thuê tư vấn,...

Nếu các dự án BOT, BT thời gian qua không được kiểm toán thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn.

Hơn nữa, cơ chế thanh toán bằng trái phiếu Chính phủ đã làm biến tướng BT thành dự án đầu tư công đích thực, nhất là đối với dự án được cơ quan quản lý “thông cảm”, ưu ái cho thanh toán một phần vốn trước khi công trình hoàn thành, giống như cơ chế giải ngân dự án đầu tư công thông thường khác.

Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã triển khai 3 dự án BT với cơ chế thanh toán bằng tiền kiểu này, hay tỉnh Vĩnh Phúc thanh toán cho 2 dự án BT...

Về nguyên tắc, nhà đầu tư phải bỏ tiền ra làm trước, sau khi dự án được nghiệm thu và bàn giao mới được thanh toán bằng đất hoặc bằng tiền như hợp đồng. Thế nhưng, ông Nguyễn Minh Phong thẳng thắn, với những dự án BT được dùng tiền này chi trả cho nhà đầu tư ngay trong quá trình thi công thì BT đã thực sự “mất chất”,... và cánh cửa lợi nhuận cao cho nhà đầu tư càng mở rộng, giống như mọi dự án đầu tư công không qua đấu thầu và được độc quyền thực hiện khác.

Đến khi KTNN vào cuộc mới phát hiện ra nhiều sai phạm. Đại diện KTNN Khu vực I dẫn chứng, tại TP.HCM, dự án BT đường dẫn kết nối với cầu Phú Mỹ thanh toán bằng tiền, khi kiểm toán năm 2018 đã phải kiến nghị thu hồi, nộp trả ngân sách 355,4 tỷ đồng.

“Việc thanh toán bằng tiền đối với dự án BT làm mất đi bản chất và lợi thế của dự án BT, biến tướng dự án BT thành dự án sử dụng vốn ngân sách, làm lãng phí nguồn vốn đầu tư”, đại diện KTNN Khu vực I đánh giá.

Không những thế, cơ chế thanh toán bằng quỹ đất cũng hấp dẫn nhà đầu tư vì họ được quyền sử dụng quỹ đất không qua đấu thầu. Khi đó, nhà đầu tư có nhiều kỳ vọng vào khai thác “lợi nhuận kép” trong chênh lệch giá đất, từ việc định giá trị quỹ đất thấp trước khi triển khai dự án đến cơ hội tăng giá quỹ đất sau khi hoàn thành công trình.

“Đây là động lực hấp dẫn nhà đầu tư và cũng là kênh thất thoát tài sản công tiềm tàng và lớn nhất của dự án BT”, ông Phong nhận xét.

Trong khi đó, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN, nhìn nhận, công tác kiểm toán các dự án PPP còn một số hạn chế, bất cập. Ví dụ như, dự thảo Luật PPP chưa coi PPP là dự án đầu tư công, các tài sản hình thành từ dự án PPP không phải là tài sản công và KTNN chỉ được kiểm toán phần tài sản mà Nhà nước đóng góp; KTNN mới tập trung kiểm toán về mặt khối lượng, giá trị và thời gian thu hồi phí của dự án mà chưa đánh giá đầy đủ giá trị nhà nước phải trả cũng như sự cần thiết phải đầu tư bằng hình thức PPP...

Do vậy, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Quảng Bình, cho rằng, KTNN cần tham gia kiểm toán dự án ngay từ đầu. Muốn vậy cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng dài hạn, nhiều rủi ro.

“Không thể để đối tượng gây thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân thì bình an vô sự. Quyền lợi được hưởng, có sự cố lại không có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu hội đồng thẩm định. Thực tế đã có không ít những dự án đã gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can”.

Ngoài ra, để tránh việc “sân sau”, lợi ích nhóm trong thẩm định, phê duyệt, triển khai các dự án PPP, cần có thêm vai trò KTNN trong việc đánh giá, xác nhận, kết luận,... tách bạch rõ ràng, cụ thể vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư, cũng như kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Ngọc Hà

Tin bài khác
“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

“Ngành hốt bạc” của Việt Nam từ góc nhìn của cô gái ngoại quốc…

Thấy bảo, khách du lịch từ nước ngoài đến Việt Nam, khát vọng lớn nhất không thể bỏ qua đó là trải nghiệm những giá trị văn hoá lịch sử ngàn năm của dân tộc…
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi: Nhiều ưu đãi vượt trội cho khoa học, công nghệ

Tại phiên thảo luận sáng 12/5 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt đến Dự thảo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.