Bình Dương: Ngành Nông nghiệp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh

14:23 30/09/2021

Ngành Nông nghiệp ở Bình Dương đang đứng trước nhiều thách thức và khó khăn khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Vấn đề đầu ra của nông sản đang cần phải giải quyết triệt để tránh nguy cơ bị tồn đọng.

Nói về vấn đề này, ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Việc dự báo, tổ chức sản xuất trên cây trồng cũng được quan tâm, nhất là trong các hướng dẫn các trang trại, HTX, tổ hợp tác kịp thời điều chỉnh mùa vụ, giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để khôi phục, phát triển kinh tế, ngành sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX tiếp cận nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có vốn cho tái sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. 

Tháo gỡ những vướng mắc trong ngành nông nghiệp trong dịch  COVID-19 cần giải quyết sớm để phát triển kinh tế ở Bình Dương
Tháo gỡ những vướng mắc trong ngành nông nghiệp trong dịch COVID-19 cần giải quyết sớm để phát triển kinh tế ở Bình Dương. (Ảnh: Báo Bình Dương) 

Chuỗi sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua, một số nơi xảy ra tình trạng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi giảm giá, tồn hàng cục bộ. Giá thịt gia cầm hơi và heo hơi vẫn ở mức thấp, với mức giá này các công ty, cơ sở chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ chậm, sức mua giảm. Giá cả một số mặt hàng nông sản như rau các loại, trái cây có múi bị tồn ứ và giá bán giảm từ 30 - 40%.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), do đứt gãy trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản nên nhiều mặt hàng ở Bình Dương đã rơi vào tình trạng dư thừa. Cụ thể, hiện nay dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 30 tấn chanh không hạt. Đặc biệt, các sản phẩm rau ăn lá đang dư thừa nhiều và gặp khó khăn trong tiêu thụ. Trong chăn nuôi, khó khăn nhất vẫn là tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp lông trắng, các sản phẩm trứng nhu cầu giảm nên khả năng tiêu thụ cũng đang chậm lại. 

Ngoài vấn đề tồn đọng thì việc vận chuyển nông sản cũng là bài toàn cần được tháo gỡ
Ngoài vấn đề tồn đọng thì việc vận chuyển nông sản cũng là bài toàn cần được tháo gỡ. (Ảnh: TTX) 

Dự báo về tình hình khó khăn của thị trường, Sở NN&PTNT đã tổ chức diễn đàn trực tuyến tìm các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Thông qua diễn đàn để tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi cho việc tái sản xuất ổn định, hiệu quả, bền vững của các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm nguồn cung ứng nông sản thực phẩm vừa bảo đảm các quy định phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Trong đó, giải pháp được đặc biệt quan tâm là phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ, tiêu thụ hàng hóa nông sản chủ lực có sản lượng lớn trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kết nối, đa dạng hóa các kênh tiêu thụ như triển khai kênh bán lẻ online, giao hàng trực tiếp đến các đầu mối. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, chuyển đổi số trong nông nghiệp với mục tiêu hỗ trợ ứng dụng các hoạt động giao dịch nhằm mở rộng thị trường một số sản phẩm nông sản có tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Dương, dù bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, nhưng diện tích gieo trồng và năng suất các loại cây trồng chính

Cam sành ở Bắc Tân Uyên cũng là một đặc sản nổi tiếng, nhưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.
Cam sành ở Bắc Tân Uyên cũng là một đặc sản nổi tiếng, nhưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19. 

Diện tích sản xuất rau màu trong tỉnh hiện còn duy trì khoảng 800 ha, trong đó tháng 7 trồng mới sau khi thu hoạch 425 ha. Với diện tích sản xuất khoảng 129,5 ha sản phẩm nông sản cung ứng ra thị trường theo hợp đồng thường xuyên, có khả năng điều tiết hỗ trợ khi có nhu cầu phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, có khoảng 670 ha sản xuất theo đơn đặt hàng cung ứng và hỗ trợ đối với các công ty thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, tự tiêu thụ phục vụ người dân và hỗ trợ vùng cách ly tập trung trong tỉnh.

Hoàng Thu