Bình Dương: Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

17:23 27/10/2021

Trong những năm gần đây, dù bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương luôn ở mức cao.

Mặc dù ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhưng trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương tập trung phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; hạn chế đầu tư bên ngoài khu cụm công nghiệp, các dự án đầu tư có ngành nghề gây ô nhiễm môi trường, các ngành nghề gia công sử dụng nhiều lao động.

Đồng thời, tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống; đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư tái chế, tái sử dụng chất thải, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo; tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó đã giúp cho kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Khu công nghiệp sinh thái, khu dân cư sinh thái là một trong những mô hình quản lý môi trường tiên tiến trên thế giới hiện nay vì nó đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế, tài nguyên và môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài chính; giảm chi phí hoạt động, nguyên vật liệu, năng lượng, và xử lý chất thải, đồng thời giảm được gánh nặng trách nhiệm pháp lý về mặt môi trường. 

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã quan tâm và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định hệ thống quan trắc nước mặt, nước dưới đất, nước thải và khí thải tự động, trạm thủy văn, hệ thống camera quan sát và thiết bị lấy mẫu tự động góp phần nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo diễn biến chất lượng thành phần môi trường, khí tượng thủy văn và kiểm soát các nguồn thải.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tỉnh Bình Dương thời gian qua đã tập trung xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, các chương trình, kế hoạch; tập trung tổ chức triển khai thực hiện thật tốt các chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách, pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành; huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương liên tục đổi mới nâng cao chất lượng giám sát, kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, chấp hành và hành động trong ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường. 

Căn cứ vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, tỉnh Bình Dương hàng năm đã huy động được nhiều ngàn tỷ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA và vốn của doanh nghiệp để thực hiện các chương trình, đề án, để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường. 

Không chỉ gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc xã hội hóa công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tiếp tục được đẩy mạnh

 

Không chỉ gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc xã hội hóa công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tiếp tục được đẩy mạnh. 

Tổng vốn đầu tư của nhà nước cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, cấp thoát nước, xử lý chất thải, thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường từ năm 2013 đến nay là 11.946 tỉ đồng, trong đó: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 2.856 tỉ đồng, nguồn vốn sự nghiệp môi trường là 1.717 tỉ đồng và vốn ODA là 7.343 tỉ đồng.

Không chỉ gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, việc xã hội hóa công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tiếp tục được đẩy mạnh. Trong những năm qua, các doanh nghiệp và người đã đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng để thực hiện các công xử lý nước thải, khí thải, thu gom và  xử lý chất thải rắn góp phần quan trọng trong việc hạn chế gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Bình Dương. Kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 và 2021-2030. Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kế hoạch và phương án, các cấp, các ngành trong thời gian qua đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cụ thể cho từng giai đoạn; xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt đến từng xã, phường, thị trấn; rà soát, bổ sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phê duyệt và công bố Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 có lồng ghép xây dựng các kịch bản phân bổ, bảo vệ nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; các quy hoạch khac như quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch giao thông, quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng được lồng ghép kịch bản biến đổi khí hậu;

Quy hoạch mạng lưới tài nguyên và môi trường nhằm thiết lập mạng lưới quan trắc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương
Quy hoạch mạng lưới tài nguyên và môi trường nhằm thiết lập mạng lưới quan trắc phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về hiện trạng và diễn biến khí hậu, thủy văn và chất lượng các thành phần môi trường, những biến động về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện nhiều công trình, biện pháp để phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng như: duy tu, nâng cấp, bảo dưỡng các dự án đường, đê bao sông Sài Gòn và các rạch lớn khu vực thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một; xây dựng hệ thống tiêu thoát nước và các cống ngăn mặn tại rạch Vĩnh Bình, Bình Nhâm, Vàm Búng, Bà Lụa để hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn.

Khuyến khích thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, ban hành Chỉ thị và quy định về việc xây dựng bằng vật liệu không nung khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình từ ngân sách nhà nước nhằm giảm việc sử dụng năng lượng nguồn gốc hóa thạch không tái tạo, tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch và nguyên liệu tái tạo;

Khuyến khích và đầu tư các hệ thống biến đổi năng lượng mặt trời thành điện năng ứng dụng trong dân dụng; đầu tư hệ thống thu hồi khí biogas từ các ô chôn lấp rác thải để chạy máy phát điện; đầu tư các thiết bị xử lý chất thải để thu hồi năng lượng và chạy máy phát điện; Tăng cường trồng, phục hồi, cải tạo bảo vệ rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu để tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính  khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu, rừng di tích chiến khu D.

Phân vùng chức năng dựa trên đặc điểm sinh thái, tiềm năng tài nguyên và tác động của biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển: cụ thể đã triển khai phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái có múi tại huyện Bắc Tân Uyên; dự án đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao tại Suối Cái, thị xã Tân Uyên và xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng của Tập đoàn GFS; dự án khu nông nghiệp cao tại xã An Thái, huyện Phú Giáo của Tập đoàn U&I;

Tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức và năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế, phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng phương án và tổ chức diễn tập phòng, chống, ứng phó thảm họa môi trường trong trường hợp có sự cố vỡ đập các hồ chứa nước ở thượng nguồn của tỉnh; thường xuyên tổ chức diễn tập ứng phó sự cố, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ do thiên tai.

Hoàng Thu