Chủ nhật 18/05/2025 00:49
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall.

Tuyên bố chính sách thuế quan dự kiến vào ngày 2/4 của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể xua tan phần nào bầu không khí bất định đang bao trùm thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu từ đầu năm. Tuy nhiên, giới đầu tư lại kỳ vọng rất ít vào một tín hiệu rõ ràng mà họ mong đợi.

Hồi đầu năm nay, các nhà đầu tư từng rất lạc quan về các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dưới thời Tổng thống Trump, nhưng thị trường chứng khoán lại lao dốc kể từ khi ông nhậm chức. Những tin tức trái chiều về thuế quan khiến Phố Wall chao đảo, kéo chỉ số S&P 500 giảm tới 10% hồi đầu tháng này. Chỉ số chuẩn này đang trên đà kết thúc quý I với mức giảm khoảng 3% – mức sụt giảm mạnh nhất trong ba tháng đầu năm kể từ 2022.

Ông Mark Malek, Giám đốc Đầu tư tại Siebert Financial nhận định: "Tôi vốn là người lạc quan, nhưng tôi phải thừa nhận rằng từ giờ đến tuần tới, và đặc biệt là khi mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu, rủi ro giảm điểm vẫn cao hơn cơ hội tăng trưởng".

Thông báo ngày 2/4 được kỳ vọng sẽ làm rõ các quốc gia và ngành hàng nào bị nhắm đến khi chính quyền của ông Donald Trump tìm cách thu hẹp thâm hụt thương mại hàng hóa toàn cầu lên tới 1,2 nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ. Thị trường dự báo sẽ biến động mạnh, với giá cổ phiếu dao động dữ dội dựa trên các yếu tố như mức thuế áp dụng, thời hạn, đối tượng chịu thuế và các biện pháp trả đũa từ đối tác thương mại.

Ông Michael Arone, Chiến lược gia Đầu tư tại State Street Global Advisors cho biết: "Sự bất định tiếp tục gây ra biến động cho thị trường. Ngày 2/4 và sau thời hạn đó, biến động có thể còn gia tăng".

Hôm thứ Năm (27/3), các chính phủ từ Ottawa đến Paris đã đe dọa trả đũa sau khi ông Trump công bố mức thuế 25% đánh vào xe ô tô nhập khẩu, khiến cổ phiếu ngành ô tô chao đảo và làm căng thẳng thêm quan hệ với các đồng minh lâu năm của Mỹ.

Theo ông Angelo Kourkafas, Chiến lược gia Đầu tư cấp cao tại Edward Jones, thông báo ngày 2/4 "không phải là sự kiện một lần rồi thôi. Đó là một cột mốc quan trọng, nhưng cuối cùng, nó không thể xóa bỏ hoàn toàn mọi bất định vẫn còn tiềm ẩn".

Phố Wall bất định

Phản ứng thị trường vào ngày 2/4 sẽ "phụ thuộc nhiều" vào lộ trình áp thuế, đặc biệt là thuế ngành hàng, và tốc độ trả đũa từ các nước khác, theo ông Matthew Aks, Chiến lược gia cấp cao tại Evercore ISI. Ông cho biết thêm: "Nếu các nước trả đũa, nguy cơ leo thang căng thẳng sẽ dập tắt mọi hy vọng phục hồi".

Bên cạnh đó, các chiến lược gia tại ngân hàng Barclays đã hạ mục tiêu chỉ số S&P 500 của năm 2025 từ 6.600 xuống 5.900, dự đoán lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi thuế quan làm chậm đà tăng trưởng kinh tế Mỹ (dù chưa đến mức suy thoái). Ngân hàng này cũng cắt giảm dự báo EPS (Earning Per Share) của S&P 500 năm 2025 từ 271 USD xuống còn 262 USD, phản ánh đà tăng trưởng dưới mức trung bình do tác động từ thuế quan. Trong đó cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu được đánh giá là dễ tổn thương nhất.

Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro đều là xấu. Đợt bán tháo gần đây có thể hấp dẫn nhà đầu tư nếu chính sách thuế quan của chính quyền Mỹ không nghiêm trọng như lo ngại.

"Tôi không nghĩ thị trường sẽ bất ngờ theo hướng tiêu cực", ông Jamie Cox, Đối tác Quản lý tại Harris Financial Group nhận định, đồng thời xem mọi đợt giảm điểm tiếp theo là cơ hội mua vào. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng sau thời hạn 2/4, ông Trump có thể chuyển trọng tâm sang các chính sách thân thiện hơn với thị trường, bao gồm cắt giảm thuế.

Ông Robert Pavlik, Quản lý Danh mục cấp cao tại Dakota Wealth nói: "Tôi nghĩ họ sẽ chuyển hướng, giảm tập trung vào thuế quan. Vấn đề này sẽ không biến mất hoàn toàn, nhưng sự chú ý sẽ dồn vào chủ đề cải cách thuế. Đó là điều tôi kỳ vọng".

Nếu chính quyền Washington có những động thái tiếp theo như vậy, điều này có thể khơi lại cảm hứng đầu tư vào các tài sản rủi ro. "Đến giờ vẫn chỉ toàn rau chân vịt, chưa có viên kẹo ngọt nào, nhưng tôi nghĩ kẹo ngọt sẽ xuất hiện vào cuối năm", ông Arone từ State Street nhận xét.

Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, thị trường chứng khoán cũng đã lao dốc khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang, với chỉ số S&P 500 mất 18% từ tháng 1 đến tháng 12/2018. Tuy nhiên, chỉ số này đã phục hồi toàn bộ mức giảm chỉ sau ba tháng khi căng thẳng thương mại dịu đi.

Dù vậy, giới đầu tư vẫn lo ngại rằng việc kéo dài đòn bẩy thuế quan sẽ làm tăng nguy cơ, gây tổn hại lâu dài đến nền kinh tế Mỹ. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn bốn năm, khi các nhà đầu tư lo lắng hơn về suy thoái và lạm phát gia tăng do thuế quan.

Theo ông John Canavan, chuyên gia phân tích chính tại Oxford Economics, đợt giảm điểm gần đây chủ yếu do lo ngại thuế quan sẽ làm suy yếu đáng kể nền kinh tế. Ông cảnh báo một số yếu kém vẫn có thể kéo dài sang quý II. Cho đến nay, sự bất định về thuế quan đã khiến nhà đầu tư ngần ngại tận dụng cơ hội mua vào sau đợt giảm quý của Phố Wall.

Tin bài khác
Nhật Bản thu hút dòng vốn kỷ lục giữa làn sóng tháo chạy khỏi Mỹ

Nhật Bản thu hút dòng vốn kỷ lục giữa làn sóng tháo chạy khỏi Mỹ

Trong tháng 4/2025, Nhật Bản đã thu hút dòng vốn kỷ lục, lên tới 56 tỷ USD – mức cao nhất kể từ năm 1996, khi nhà đầu tư toàn cầu tháo chạy khỏi Mỹ vì lo ngại chính sách thuế quan của ông Trump.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc, S&P 500 xóa sạch mức giảm từ đầu năm 2025

Chứng khoán Mỹ khởi sắc, S&P 500 xóa sạch mức giảm từ đầu năm 2025

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh nhờ lạm phát hạ nhiệt và thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung, giúp chỉ số S&P 500 xóa sạch toàn bộ mức giảm từ đầu năm 2025.
Quét rác ra tiền tỷ: Chuyện ở Mỹ…

Quét rác ra tiền tỷ: Chuyện ở Mỹ…

Quét rác là công việc tưởng chừng rất đỗi bình thường. Nhưng ít ai ngờ, ở nước Mỹ, công việc này lại giúp công nhân có thể kiếm được tiền tỷ mỗi năm.
Coinbase gia nhập S&P 500: Cột mốc lịch sử cho thị trường tiền điện tử

Coinbase gia nhập S&P 500: Cột mốc lịch sử cho thị trường tiền điện tử

Coinbase sẽ chính thức góp mặt trong S&P 500 từ ngày 19/5, đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi tài sản kỹ thuật số dần được tài chính truyền thống công nhận.
Cổ phiếu công nghệ và chip toàn cầu bứt phá nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung

Cổ phiếu công nghệ và chip toàn cầu bứt phá nhờ thỏa thuận Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc giúp khơi dậy tâm lý lạc quan, các cổ phiếu công nghệ như và các hãng chip toàn cầu đồng loạt bứt phá như một “chiến thắng lớn cho phe mua".
Làn sóng dịch chuyển vốn: Nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi tài sản Mỹ

Làn sóng dịch chuyển vốn: Nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi tài sản Mỹ

Giới đầu tư toàn cầu đang cắt giảm tiếp xúc với tài sản Mỹ, phản ánh làn sóng dịch chuyển vốn đang hình thành, trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan và đồng USD suy yếu gia tăng.
Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia dự kiến ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025 nhờ sản lượng nội địa tăng mạnh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.