Thứ sáu 09/05/2025 19:02
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bất chấp COVID-19, bán lẻ ngoại vẫn mở rộng 'chân rết'

12/10/2020 00:00
Dịch bệnh dường như không cản đường thương hiệu bán lẻ nước ngoài mở rộng hệ thống phân phối của mình tại thị trường Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa doanh nghiệp bán lẻ Việt phải nhanh chân hơn nữa trong cuộc đua này.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, nhiều cửa hàng, thương hiệu bán lẻ Việt Nam buộc phải thu hẹp sản xuất nhưng cuối tháng 7 vừa qua, thương hiệu bán lẻ Muji (Nhật Bản) đã khai trương cửa hàng trải nghiệm đầu tiên tại Việt Nam với hàng nghìn mặt hàng, trong đó có nhiều sản phẩm chăm sóc da và quần áo. Nhiều khách hàng là người trẻ tuổi đã đến sớm xếp hàng dài để được vào tham quan mua sắm.

'Thỏi nam châm' hấp dẫn vốn ngoại

Không riêng Muji cho khai trương hoặc thí điểm mở kinh doanh vào thời điểm dịch bệnh. Trước đó, Uniqlo - thương hiệu bán lẻ thời trang toàn cầu đến từ Nhật Bản cũng là cái tên được nhắc đến khi khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội đúng vào thời điểm cao điểm của dịch COVID-19 vào tháng 3/2020.

ban-le-canh-tranh-voi-doanh-ng-1793-5317

Trước sức ép cạnh tranh lớn, doanh nghiệp bán lẻ Việt phải chứng minh được thế mạnh của mình.

Điều đáng nói, chỉ trong vòng 4 tháng qua, thương hiệu thời trang đến từ Nhật Bản đã liên tiếp nâng số cửa hàng ở thị trường Việt Nam lên con số 4, và chắc chắn số lượng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Thống kê của Bộ KH&ĐT cũng chỉ ra, trong 7 tháng đầu năm 2020, lĩnh vực bán buôn bán lẻ thu hút gần 1,1 tỷ USD vốn ngoại - đứng thứ 4 trong 18 ngành lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng riêng tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng vẫn chiếm 79,2%, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, nhìn nhận điều này cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của thị trường Việt Nam. Ngành phân phối là một trong những động lực để phát triển kinh tế trong thời kỳ mới vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Đặc biệt, các hình thức hạ tầng bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu năm 2010, cả nước mới có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2019 đã có 8.500 chợ, 1.085 siêu thị và 240 trung tâm thương mại, hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn.

Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đánh giá, trên thị trường bán lẻ hiện đại hiện nay, các doanh nghiệp nội và ngoại đang cùng nỗ lực thể hiện năng lực đa dạng theo quy mô và loại hình phát triển. Tuy nhiên xét về quy mô, các doanh nghiệp ngoại thường có xu hướng tổ chức với quy mô lớn (AEON, Big C, Mega Market...), đa dạng về chủng loại hàng hóa dẫn đến thu hút nhiều người mua và doanh thu lớn tại một điểm bán.

Dự báo trong thời gian tới, vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào ngành bán lẻ Việt Nam đi cùng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP. Đặc biệt, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá đang hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo quy mô thị trường gần 100 triệu dân, chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%....

Bán lẻ nội tìm hướng đi mới

Đối mặt sức ép cạnh tranh lớn, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ phải làm gì để không bị "nuốt chửng"? Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Saigon Co.op Hà Nội, cho biết dịch COVID-19 vừa qua, hệ thống siêu thị này đã triển khai nhiều kịch bản để đem hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.

"Chúng tôi triển khai các cửa hàng nhỏ, tiện lợi len lỏi đến các khu dân cư để phục vụ tận tay cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu người dân trong dịch bệnh", bà Dung nói.

Đặc biệt, đại diện Saigon Co.op cho rằng khó khăn là động lực cho nhà phân phối cải tiến, tìm hướng phát triển mới. Saigon Co.op thực hiện bán hàng online để người tiêu dùng không phải đến siêu thị, ngồi ở nhà gọi hotline. Siêu thị sẽ có đội ngũ giao hàng chuyển hàng hóa đến cho khách một cách nhanh chóng, khách cũng được hưởng chương trình khuyến mãi như đi siêu thị. Đây chính là cách để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cạnh tranh giành thị phần trong "miếng bánh" béo bở nhưng đầy thách thức này.

Trong khi đó, bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó tổng giám đốc Vincommerce (quản lý chuỗi siêu thị Vinmart), nhìn nhận lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là có nguồn hàng Việt phong phú, am hiểu thói quen tiêu dùng của người Việt. Vì vậy, siêu thị này luôn có chính sách ưu tiên hỗ trợ hàng Việt tiếp cận người Việt. Bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, siêu thị đã có chính sách khuyến mãi, trợ giá các mặt hàng nông sản để hỗ trợ người dùng đối phó với COVID-19.

Nói đến bán lẻ không thể không nhắc tới các doanh nghiệp thương mại điện tử. Ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập kiêm CEO của Tiki, đơn vị sở hữu nền tảng thương mại điện tử Tiki, kiến nghị Nhà nước và Chính phủ có những chính sách hỗ trợ để giúp các công ty công nghệ, thương mại điện tử, bán lẻ... dễ dàng tiếp cận với các khoản vay ưu đãi và nguồn vốn trong và ngoài nước. Trong dài hạn, các công ty công nghệ, công ty bán lẻ mong muốn được tận dụng nguồn vốn đại chúng để đẩy nhanh quá trình huy động vốn.

"Chúng tôi mong muốn Nhà nước và Chính phủ sẽ có những chính sách nới lỏng điều kiện lên sàn đối với các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ có thể thực hiện thí điểm dỡ bỏ điều kiện cần chứng minh lợi nhuận trong 3 năm để được IPO với các doanh nghiệp công nghệ có nguồn vốn mạnh, năng lực vận hành vững vàng và uy tín trên thị trường", ông Sơn nói.

Theo ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, cần liên kết lại để làm ăn, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, tự giác hợp tác liên kết để sớm hình thành một số tập đoàn sản xuất và bán lẻ mạnh, đủ sức dẫn dắt thị trường nội địa hiện nay và trong tương lai. Người Việt phải làm chủ được hàng Việt, làm chủ được hệ thống phân phối trên "sân nhà", đó là mệnh lệnh quốc gia rất cần thiết trong lúc này và cả mãi mãi về sau.

Như vậy, trước sức ép của hội nhập kinh tế phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường nội địa theo các cam kết của các FTA như CPTPP và EVFTA dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam, đang đặt ra những thách thức lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà đòi hỏi chính các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra quyết định kịp thời để phát triển thị trường bán lẻ nói riêng và thị trường trong nước nói chung trong bối cảnh mới.

Lê Thúy

Tin bài khác
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.