Chủ nhật 06/07/2025 00:54
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Bán rẻ văn hóa doanh nghiệp

12/01/2022 08:21
Ông Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng sáng nay có “mua” được chứng nhận bệnh lí nào đó để chui vào bệnh viện điều trị bắt buộc cũng không tránh khỏi cơn giận dữ của dư luận xã hội cùng sự khẩn trương vào cuộc của cơ quan chức năng.

Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định phong toả tài khoản chứng khoán của ông chủ Tập đoàn FLC. Trong khi đó, số phận bức tâm thư “xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm” của ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng được một loạt cơ quan thẩm quyền chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên cộng đồng mạng và chỉ nhằm mục đích… ném đá, mỉa mai. Hành động của ông chủ Tân Hoàng Minh và FLC được coi là “ném bom” xuống đất vàng Thủ Thiêm, gây rối loạn thị trường bất động sản rồi bỏ chạy.

Riêng đối với ông Quyết, nếu quy kết giao dịch lén lút trên thị trường chứng khoán trị giá ngàn tỉ của ông như một thủ đoạn kiếm tiền thì cũng còn là quá nhẹ. Việc làm của ông chủ hai Tập đoàn lớn góp phần tạo lên sức nóng của cơn cuồng phong lúc này, khi nhà nhà ôm đất, người người đầu tư chứng khoán và coi đó như 1 kênh đầu tư hấp dẫn nhất trong hoàn cảnh đất nước lúc này, khi đại dịch thế kỷ mang tên COVID-19 mỗi ngày vẫn còn giết hại hàng trăm người, hàng ngàn đứa trẻ tại TP.HCM đã phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, kinh tế Thành phố đã phải “tăng trưởng âm” đến 6%; và không biết bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đóng cửa nhà máy, văn phòng, vét đến những đồng tiền cuối cùng xông pha vào các hoạt động thiện nguyện cùng ngành y tế và chính quyền chống dịch cứu dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhìn ở góc độ văn hoá doanh nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, hành xử của ông chủ FLC và Tân Hoàng Minh rõ ràng quá lạ lẫm. Dường như các ông ấy đã tự đẩy mình xuống hố sâu hoang dã cách nay hàng thế kỷ, vào thời kỳ mà khái niệm thương nhân còn gắn với ác cảm buôn gian bán lận. Ở thời đại ngày nay, ai cũng hiểu văn hoá doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp, mục tiêu làm giàu không thể không gắn với trách nhiệm cộng đồng, đừng nói là gây hại cộng đồng.

Tất nhiên, hàng ngàn lao động và cổ đông ở Công ty CP tập đoàn FLC không có lỗi, cũng như tập thể lao động tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh là vô can. Và đằng sau những người lao động ăn lương chân chính tại những “thương hiệu lớn” như thế là cả gánh nặng gia đình, nhất là trong thời điểm khó khăn do tác động của đại dịch và năm hết Tết đến như lúc này. Thế nhưng chính người đứng đầu, giống như vị thuyền trưởng đã tự lèo lái con thuyền mình vào vùng xoáy vì toan tính của lòng tham thì các thành viên sao tránh khỏi tổn thương, va đập.

Sự việc của hai đại gia nói trên đã là thảm họa truyền thông, bởi họ vừa mất tiền vừa tự đánh tụt thương hiệu doanh nghiệp của chính mình. Phải chăng, lòng tham của một số vị đứng đầu đang giết chết dần những thương hiệu lớn trong nền kinh tế quốc gia?

Ngay lúc này, vấn đề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và tinh thần khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường nhằm chấn hưng, gìn giữ và phát triển văn hóa của Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 là nền tảng xuyên suốt, và vấn đề văn hóa doanh nghiệp không nằm ngoài định hướng đó.

Hoàng Khánh

Bài liên quan
Tin bài khác
Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Chuyên gia đề xuất hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình bất động sản Livehouse

Livehouse là mô hình bất động sản tích hợp lưu trú, kinh doanh và giải trí, mang đến giải pháp nhà ở linh hoạt cho người đô thị và cần khung pháp lý rõ ràng.
Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp công nghệ cao và bán dẫn

Luật Hải quan sửa đổi mở đường cho doanh nghiệp công nghệ cao, bán dẫn và đổi mới sáng tạo: ưu tiên thủ tục, xuất nhập khẩu tại chỗ và tăng cường hỗ trợ giúp tháo gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng và khởi nghiệp.
"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

"Chính phủ cần chia sẻ chi phí nếu muốn doanh nghiệp mạnh dạn phát hành trái phiếu xanh"

Đây cũng là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tại Tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu xanh: Tìm kiếm cơ hội trong hành trình tiến đến Net Zero” diễn ra sáng ngày 26/6.
TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành đề xuất “không hồi tố” để hộ kinh doanh không còn nơm nớp sợ thuế

TS. Võ Trí Thành ủng hộ nguyên tắc không truy thu hồi tố với hộ kinh doanh, song cho rằng vẫn cần thêm niềm tin chính sách để người dân yên tâm công khai doanh thu.
Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Vì sao hàng triệu hộ kinh doanh đang “né” chính sách thuế và hóa đơn điện tử?

Bà Lê Thị Duyên Hải cho rằng, cần xây dựng luật riêng cho hộ kinh doanh và truyền thông rõ ràng về hóa đơn điện tử để giảm lo ngại bị lộ doanh thu.
Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Ông Nguyễn Văn Phúc: Đừng bắt hộ kinh doanh chơi luật doanh nghiệp nếu chưa có lối riêng

Theo ông Nguyễn Văn Phúc nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cần hệ thống pháp lý minh bạch, hỗ trợ hợp lý để hộ kinh doanh phát triển ổn định.
GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

GS.TS Trần Đình Hợi: AI sẽ là “chìa khóa vàng” thúc đẩy chính phủ số Việt Nam

Theo GS.TS Trần Đình Hợi, vai trò của AI trong xây dựng chính phủ số hiệu quả, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm, từ bài học Estonia gợi mở cho Việt Nam.
Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Hàng giả vẫn "sống khỏe" nhờ kẽ hở luật và lòng tham tiêu dùng

Ông Lê Huy Anh – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Cuộc chiến chống hàng giả hiện nay không chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm mà còn là dịp nhìn lại và bịt kín những lỗ hổng luật pháp đang bị các đối tượng lợi dụng.
Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

Sẽ xóa bỏ độc quyền vàng miếng hướng đến thị trường cạnh tranh, minh bạch

NHNN đã sớm xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ. Để làm rõ hơn về những điểm mới, định hướng sửa đổi tại Dự thảo, ông Đào Xuân Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối NHNN đã có những chia sẻ với báo chí.
96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

96.500 doanh nghiệp rời thị trường và những “vướng víu chính sách”

Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân nhiều doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường không chỉ do sức mua giảm mà còn từ chi phí mặt bằng, hàng hóa nhập lậu và chính sách thuế thương mại điện tử.
Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

Xóa bỏ thuế khoán trước năm 2026: Không còn khoán, chỉ còn minh bạch

'Nghị quyết 68 yêu cầu xóa bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh trước năm 2026 là bước cải cách then chốt để minh bạch hóa, thúc đẩy hộ chuyển lên doanh nghiệp", Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn chia sẻ với DNHN.
Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Giá vàng chênh lệch – "miếng mồi béo bở" cho đầu cơ và trốn thuế

Chênh lệch giá vàng đang tạo cơ hội cho đầu cơ, trốn thuế và thất thu ngân sách. Chuyên gia về thuế - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tú đề xuất siết thuế và cải cách thị trường vàng.
Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

Việt Nam có thể bỏ lỡ cơ hội vàng trong chuyển dịch năng lượng tái tạo

PGS.TS Đặng Trần Thọ, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng – Đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo Việt Nam đang chững lại trong chuyển dịch năng lượng xanh do thiếu cơ chế giá điện mới và hạ tầng pháp lý phù hợp.
TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

TS. Trần Xuân Lượng: Mở khóa mặt bằng sản xuất, không còn "xin - cho"

Theo TS. Trần Xuân Lượng quản lý tốt đất công nghiệp, loại bỏ cơ chế “xin – cho”, tạo môi trường minh bạch, doanh nghiệp tiếp cận đất đai hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Sửa đổi Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Gỡ “rào cản” cho doanh nghiệp

Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) tháo gỡ nhiều “rào cản” cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.