Là sản phẩm phái sinh của sự phát triển của nền kinh tế Internet, xe đạp công cộng lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2014. Từ năm 2016, hình thức này bất ngờ trở nên phổ biến ở quốc gia đông dân nhất thế giới và nhanh chóng trở thành phương tiện giao thông công cộng của người dân thành thị. Xe đạp là công cụ giao thông công cộng hướng đến dịch vụ cùng với tính năng đi lại ít carbon, xanh và thân thiện với môi trường. Xe đạp công cộng hoạt động thuận tiện khi chỉ cần quét mã QR là có thể di chuyển bất cứ lúc nào, giúp giải quyết đáng kể khó khăn của những dân địa phương cũng như khách du lịch.
Kể từ khi xe đạp công cộng ra đời, quy mô thị trường đã không ngừng mở rộng. Nhưng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng quy mô thị trường xe đạp đã chậm lại qua từng năm. Dữ liệu cho thấy vào năm 2019, số lượng người đi xe loại này ở Trung Quốc đạt 280 triệu người, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%; quy mô thị trường là 15,471 tỷ Nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 19%. Quy mô thị trường của xe đạp công cộng dự kiến sẽ đạt 16,99 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020. So với những năm đầu khi mới xuất hiện, thị trường xe đạp đã dần bão hòa trong những năm gần đây.
Là một loại hình kinh tế chia sẻ mới, những hạn chế của xe đạp chia sẻ càng trở nên nổi bật trong quá trình phát triển. Ý định ban đầu khởi nguồn từ cung cấp một phương tiện giao thông công cộng xanh, thân thiện với môi trường và có tính chất dịch vụ. Tuy nhiên, do quy mô thị trường xe đạp công cộng tăng lên qua từng năm, nên rất nhiều dòng vốn đã đổ vào thị trường này do tất cả từ chính phủ đến doanh nghiệp tư đều muốn chia nhau “miếng bánh”. Các tập đoàn khổng lồ như Tencent và Alibaba tham gia vào thị trường xe đạp công cộng và thu hút một lượng lớn lưu lượng truy cập hai ứng dụng WeChat và Alipay, điều này vô hình gây thiệt hại đối với giá trị thương mại của chính xe đạp công cộng.
Trước bối cảnh dòng vốn chảy vào như nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng chuyển từ hoạt động tinh vi sang cuộc chiến vốn không coi trọng lợi nhuận và không ngừng đầu tư cũng như trợ cấp. Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc chiến này đã phá vỡ sự phát triển bình thường của xe đạp công cộng đồng thời do nguyên nhân xuất phát từ tư bản độc quyền, giá xe đạp công cộng tăng vùn vụt khiến người tiêu dùng khốn đốn. Mặt khác, tốc độ phát triển ồ ạt vượt ngoài tầm kiểm soát của xe đạp công cộng cũng kéo theo hàng loạt vấn đề như an toàn đi lại, quản lý giao thông đô thị, tái chế và bảo vệ môi trường khi gây ùn tắc giao thông và gia tăng một số lượng lớn các nguy cơ tiềm ẩn. Bên cạnh đó, tốc độ đào thải của xe đạp công cộng rất nhanh, chi phí tái chế lại không hề thấp do đó nếu xử lý số lượng lớn xe đạp phế liệu không hợp lý sẽ gây ra lãng phí nhiều tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
TL