Chủ nhật 30/03/2025 00:19
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bắc Ninh quyết liệt điều hành, thích ứng với tình hình kinh tế - xã hội thế giới

17/06/2024 17:34
Ngày 17/6, tỉnh Bắc Ninh tổ chức buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó đưa ra những định hướng quan trọng để phát triển kinh tế địa phương phù hợp với tình hình.

Nhanh nhạy thích ứng

Thông tin tại buổi họp báo, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết, kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong quý I/2024 đã chuyển biến tích cực và có phần khởi sắc hơn cùng kỳ năm 2023 khi tốc độ tăng trưởng GRDP quý I chỉ còn giảm 3,52% so với cùng kỳ năm trước (trong khi cả năm 2023 tốc độ tăng trưởng GRDP giảm tới 9,28%).

Bước sang quý II, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, đề ra các giải pháp với các kịch bản cụ thể, bám sát diễn biến tình hình; các doanh nghiệp thuộc ngành chủ lực có chuyển biến tích cực ở thị trường tiêu thu sản phẩm. Vì vậy, tăng trưởng GRDP quý II/2024 đã tăng trở lại với mức tăng khá ấn tượng, ước tính tăng cao (+8,06%) so với cùng kỳ năm trước.

Toàn cảnh buổi họp báo
Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh.

Như vậy, quý II/2024 GRDP với mức tăng trưởng (+8,06%) đã kéo tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,32% so với cùng kỳ. Xét theo khu vực kinh tế, cả 3 khu vực kinh tế đều đạt được mức tăng trong đó tăng nhiều nhất là dịch vụ (+5,62%), tiếp đến là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (+2,65%), khu vực Công nghiệp và xây dựng có mức tăng ít nhất (+1,35%), đồng thời thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm cũng tăng nhẹ (+0,8%).

Cơ cấu kinh tế theo các khu vực kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 là: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,58%; khu vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 68,87%; khu vực dịch vụ chiếm 23,62% và thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm là 3,92%. Như vậy, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự thay đổi đáng kể theo hướng: Tỷ trọng khu vực Công nghiệp và xây dựng giảm 2,24% so với cùng kỳ; thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm cũng giảm 0,09%; trong khi tỷ trọng của khu vực dịch vụ tăng 2,02%, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 0,32%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 1,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng cả 3 chỉ tiêu về đăng ký doanh nghiệp đều tăng, đó là: Số doanh nghiệp thành lập mới (+6,5%); tổng vốn đăng ký mới (+15,3%), tương tự tổng vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp thành lập mới (+8,2%) đã cho thấy những tín hiệu tốt và niềm tin tốt hơn của các doanh nghiệp.

Thu chi ngân sách nhà nước được bảo đảm, nguồn lực được khơi thông. Ước thu ngân sách nhà nước 17.688 tỷ, đạt 56,6% dự toán, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023. Chi ngân sách địa phương ước 8.881 tỷ đồng, đạt 42,1% dự toán, tăng 19,4%.

Hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng được duy trì ổn định, tổng nguồn vốn huy động đạt 208 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh thông tin tại họp báo
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh thông tin tại họp báo.

Định hướng nửa cuối 2024

Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức rất lớn; Bắc Ninh tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao vừa phải tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài, kịp thời giải quyết với những vấn đề cấp bách, mới phát sinh.

Năm 2024, tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu có 2/17 chỉ tiêu vượt kế hoạch; 12/17 chỉ tiêu đạt kế hoạch; 3/17 chỉ tiêu sẽ quyết tâm phấn đấu đạt kế hoạch. Trong đó, tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 2024 từ 5% - 6,29% so với thực hiện năm 2023; thu hút mới vốn FDI vào các khu công nghiệp 1.200 triệu USD.

Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới. Cụ thể:

Tập trung triển khai thực hiện các Kết luận của Tỉnh ủy; Nghị quyết của HĐND tỉnh; Chỉ thị của UBND tỉnh; trong đó chú trọng thực hiện thắng lợi Chủ đề công tác năm và 03 quyết tâm chính trị, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu phát triển năm 2024.

Tập trung phục hồi tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, năng lực nội sinh của nền kinh tế. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách đột phá để phát triển tỉnh Bắc Ninh là một trong 4 cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đưa ra định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đưa ra định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tập trung nguồn lực phê duyệt và đầu tư dự án xử lý nước thải cấp huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư công theo đúng quy định. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư chủ động tại các thị trường tiềm năng. Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, môi trường sống, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh.

Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại; đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình: Khuyến công; tiết kiệm năng lượng; thương mại điện tử và xúc tiến thương mại; kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024. Kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai phương án sản xuất kinh doanh, khai thác tốt cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại.

Tiếp tục chỉ đạo công tác triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp, kế hoạch tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ mùa và vụ đông. Dự kiến công nhận 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; công nhận 50 sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao. Tổ chức trực ban phòng chống thiên tai; chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện để tổ chức diễn tập Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quy mô cấp huyện.

Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2025. Đưa nhà máy Điện rác Thăng Long đi vào vận hành thử nghiệm. Tiếp tục giám sát hoạt động của các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, các khu xử lý chất thải sinh hoạt tập trung.

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong sản xuất, đời sống. Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện nghiêm túc quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường kỷ luật kỷ cương. Tăng cường quốc phòng, quân sự địa phương; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mỹ Ánh

TAGS:

Tin bài khác
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.
Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Cẩn trọng với cơn sốt đất từ thông tin sáp nhập tỉnh thành

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh, thành khiến giá đất tăng mạnh, nhưng nhiều chuyên gia cảnh báo các nhà đầu tư nên cẩn trọng với nguy cơ bong bóng giá đất.
Chung cư cũ Hà Nội sẽ được nâng chiều cao tối đa 40 tầng

Chung cư cũ Hà Nội sẽ được nâng chiều cao tối đa 40 tầng

TP. Hà Nội đồng ý nâng chiều cao tối đa 40 tầng cho các khu tập thể cũ nhằm cải thiện hạ tầng và thu hút đầu tư, không gia tăng mật độ dân cư.
KCN Tân Đức: Điểm sáng công nghiệp mới của Nam Bình Thuận

KCN Tân Đức: Điểm sáng công nghiệp mới của Nam Bình Thuận

Dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 4/2025, Khu công nghiệp (KCN) Tân Đức hứa hẹn mang lại làn gió mới cho nền kinh tế khu vực Nam Bình Thuận.
Hoàn thiện bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức: Đòn bẩy nâng tầm bất động sản Hà Nam

Hoàn thiện bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức: Đòn bẩy nâng tầm bất động sản Hà Nam

Thị trường địa ốc giàu tiềm năng phía Nam Hà Nội đang đứng trước cơ hội bứt phá ngoạn mục với cú hích hoàn thiện, đưa vào vận hành hàng loạt dự án hạ tầng xã hội như 2 bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức (cơ sở 2) cùng các đại dự án giao thông sắp cán đích.
Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Tín dụng ưu đãi và nhà ở xã hội: Giải pháp căn cơ cho người trẻ?

Nhằm hỗ trợ người dưới 35 tuổi có cơ hội sở hữu nhà ở, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị 05 với trọng tâm là triển khai gói tín dụng ưu đãi. Chính sách này không chỉ mang lại cơ hội cho người trẻ hiện thực hóa ước mơ an cư mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và hệ thống tài chính.
Yêu cầu nghiên cứu nâng cấp cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai

Yêu cầu nghiên cứu nâng cấp cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng cao tốc đoạn Yên Bái - Lào Cai để đáp ứng nhu cầu vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Bộ Xây dựng dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư 8 dự án quốc lộ

Bộ Xây dựng dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư 8 dự án quốc lộ

Việc Bộ Xây dựng tạm dừng triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với 8 dự án quốc lộ lần này phản ánh sự thay đổi trong cơ chế quản lý hạ tầng giao thông.
Khoảng 2,5 triệu tỷ đồng "bơm" vào nền kinh tế, thị trường bất động sản sẽ bứt phá

Khoảng 2,5 triệu tỷ đồng "bơm" vào nền kinh tế, thị trường bất động sản sẽ bứt phá

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%, Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa 2,5 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế trong năm 2025, hứa hẹn sẽ là động lực lớn cho thị trường bất động sản phục hồi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nhà ở xã hội phải vì dân, vì nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển nhà ở xã hội phải vì dân, vì nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ cấp bách, cần tháo gỡ vướng mắc, tạo cơ chế hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.