Chủ nhật 06/07/2025 06:41
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Thắt chặt quy định nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

14/01/2022 23:10
DNHN - Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đối với Việt Nam, ở trình độ phát triển hiện tại, vẫn cần phế liệu nhựa, giấy để tái chế, phục vụ hoạt động sản xuất (và cũng là cách để tái sử dụng nguồn nguyên liệu này). Tuy vậy, đây là mặt hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Để siết chặt việc việc nhập khẩu phế liệu, Việt Nam cũng đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản luật. Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Cụ thể, ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm bảo đảm tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thực hiện ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, hoặc tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch (tổ chức nhận ký quỹ). Việc ký quỹ thực hiện theo từng lô hàng, hoặc theo từng hợp đồng có thông tin và giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam và được hưởng lãi suất đã thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sắt, thép phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 1.000 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu và nhựa phế liệu phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định như sau: Khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn phải thực hiện ký quỹ 15% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn đến dưới 500 tấn phải thực hiện ký quỹ 18% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu; khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn trở lên phải thực hiện ký quỹ 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không thuộc quy định nêu trên thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất với số tiền được quy định là 10% tổng giá trị lô hàng phế liệu nhập khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng dư thừa xỉ hạt lò cao, thạch cao nhân tạo phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất và kim loại; một số loại phế liệu như nhựa và giấy chưa phân loại, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường…

Thực tế đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những cơ chế, chính sách phù hợp hơn nữa trong quản lý nhập khẩu phế liệu, nhất là sớm loại bỏ những loại có nguy cơ cao ra ngoài danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường, tác động không tốt đến sức khỏe người dân.

Theo TapchiTaichinh

Bài liên quan
Tin bài khác
Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan: Doanh nghiệp không cần nộp chứng từ theo địa chỉ mới

Cục Hải quan đã ban hành văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) được duy trì thông suôt trong giai đoạn chuyển đổi địa giới hành chính.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

Từ 1/7/2025, nhiều quy định mới về vốn, sở hữu, trái phiếu sẽ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành.
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

Lần đầu tiên, khái niệm "Chủ sở hữu hưởng lợi" được luật hóa khiến người "đứng sau" doanh nghiệp phải lộ diện
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức giảm số lượng tội danh có thể áp dụng án tử hình từ 18 xuống còn 10, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua.
Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Luật Thương mại điện tử (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên quy định cấm các nền tảng thương mại điện tử sử dụng thuật toán để ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai rõ ràng tiêu chí sắp xếp.
Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 42/2025/TT-BTC, chính thức bãi bỏ nhiều Thông tư liên quan đến quản lý giá, phí và lệ phí.
Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn vừa được thông qua đã nâng trần vay vốn không có tài sản bảo đảm lên tới 5 tỷ đồng với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), bắt đầu từ ngày 1/7/2025, cá nhân là công dân Việt Nam sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) trong các giao dịch và thủ tục hành chính về thuế. Đây là một bước cải cách nhằm tạo thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn. Một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.
Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Bộ Tài chính hiện đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).