Ảnh hưởng Covid-19, DN chấp nhận bị đào thải hay xoay xở để tồn tại
- 39
- Kinh doanh
- 08:53 05/08/2020
Do ảnh hưởng của Covid-19, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước giảm hơn 5%, có trên 75.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ảnh minh họa
Không được để các doanh nghiệp đứt gãy, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập - là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với lãnh đạo các địa phương, bộ ngành trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Thế nhưng không chỉ trông chờ vào các gói hỗ trợ của nhà nước, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đang xoay xở để vượt qua giai đoạn khó khăn này, bởi thực tế vẫn có những cơ hội dành cho họ.
Anh Phan Văn Nam, chủ doanh nghiệp nhỏ kinh doanh nội thất tại huyện Thường Tín, Hà Nội chia sẻ, đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm, hoạt động kinh doanh của anh đã rất khó khăn, phải rất cố gắng mới duy trì được sản xuất. Ngoài việc cắt giảm nhân sự, chuyển từ việc kinh doanh cửa hàng sang hình thức online, anh còn buộc phải vay mượn bạn bè, gia đình để có nguồn vốn duy trì doanh nghiệp.
Chính vì thế, khi Covid-19 bùng phát trở lại, anh Nam rất lo lắng về việc kinh doanh: "Tôi rất là lo lắng vì công việc kinh doanh bị ảnh hưởng, gián đoạn rất lớn. Covid-19 xảy ra khiến mọi người thắt chặt chi tiêu khiến mình rất khó tìm kiếm khách hàng. Đấy là rào cản rất lớn. Lợi nhuận không có thì doanh nghiệp không có nguồn thu để bù vào chi rồi và khi ấy cỗ máy vận hành sẽ trục trặc".
Còn với anh Đặng Xuân Hùng, chủ hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ quà tặng ở Hà Nội cho biết: "Khi xảy ra dịch bệnh, những doanh nghiệp làm về nông nghiệp hay công nghiệp sẽ đỡ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những doanh nghiệp làm ngành dịch vụ. Tôi nghĩ là rất khó có thể vượt qua được. Bởi vì ngành dịch vụ bị ảnh hưởng khá nặng bởi dịch".
Trước bối cảnh Covid-19 hồi đầu năm, Chính phủ đã đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Trong gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng thì có 16.000 tỉ đồng dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn vay vốn để trả lương doanh nghiệp. Ngoài ra còn có gói rất lớn về tài khóa, miễn, giảm, giãn thuế, phí cho các doanh nghiệp.
Thế nhưng, đó là gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đã phát sinh doanh thu và thu nhập chịu thuế. Còn với những doanh nghiệp thành lập mới, họ đang phải xoay xở để tồn tại, bởi vừa thành lập lại vấp ngay phải đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Thông tin đáng mừng theo con số Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra, đó là trong 7 tháng qua, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lại tăng 17,6%, số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động giảm. Tuy vậy, do ảnh hưởng của Covid-19, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước giảm hơn 5%, có trên 75.000 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Băn khoăn lớn nhất của những doanh nghiệp vừa và nhỏ cả cũ và mới lúc này là tiếp tục cắt giảm nhân viên, chuyển sang kinh doanh online để giảm tiền thuê mặt bằng và phí sinh hoạt hay dừng hẳn sản xuất, đợi hết dịch thì kinh doanh tiếp. Nhưng nếu không duy trì được hoạt động thì có thể phải chuyển hướng kinh doanh.
Thấu hiểu những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang trải qua, TS. Tô Nhật, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Amaccao cho rằng, lúc này, sự bình tĩnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Phải tìm phương án thắt chặt nguồn chi, chia sẻ khó khăn với các cộng sự để tìm hướng đi mới. Covid-19 gây nhiều khó khăn nhưng lại mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, nếu biết nắm bắt cơ hội.
"Đầu tiên, người thủ trưởng phải giữ được bản lĩnh chắc chắn trong giai đoạn này, sau đó bạn phải xoay chuyển. Bạn phải luôn xoay xở các cách thức để một là làm thế nào chớp được thời cơ mới, sau đó bạn phải siết chặt các con ốc lại, siết chặt các chi phí. Đặc biệt là bạn phải giữ được đội hình nhân sự bởi vì team đội của bạn là quan trọng nhất, bạn phải làm các thành viên trong đội của bạn đồng lòng với bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Tô Nhật chia sẻ.
Minh chứng cho câu chuyện nắm bắt cơ hội này từ thành công của nhiều doanh nghiệp, anh Nguyễn Mạnh Tuân, Giám đốc xuất bản công ty cổ phần sách BizBook chia sẻ, thời gian qua, khi hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động do Covid-19 thì Lazada, Shopee lại phát triển rất mạnh mẽ, nhờ tận dụng thương mại điện tử, phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
"Những doanh nghiệp nào nhận thấy đây là cơ hội để chuyển đổi thì họ sẽ bứt phá rất nhanh. Khi bước vào thời điểm đại dịch sẽ có 3 yếu tố quan trọng với bất cứ doanh nghiệp nào, thứ nhất là niềm tin, thứ 2 là kiến thức và thứ 3 là kỹ năng. Doanh nghiệp cho rằng bản thân mình khó khăn thì sẽ không bao giờ thoát khỏi khó khăn ấy. Lúc nào cũng có cơ hội, nếu bạn có niềm tin rằng Tôi có thể thoát khỏi khó khăn này thì bạn sẽ luôn tìm ra các cách giải quyết nào tốt hơn" - anh Nguyễn Mạnh Tuân cho biết.
Không chỉ với những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể nghĩ đến một tương lai sáng hơn khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU vừa có hiệu lực từ 1/8. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định, những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tìm kiếm cơ hội thị trường thuận lợi hơn nhiều so với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết: "Qua thống kê, những doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tăng trưởng đến 15,3% trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì âm đến 7,3%. Rõ ràng trong bối cảnh như thế này rất khó khăn, doanh nghiệp nhỏ có điều kiện để lách, tìm kiếm được cơ hội thị trường và có sự linh hoạt hơn.
Chính vì vậy việc quan trọng nhất chúng tôi cho rằng cần phải có chỉ đạo thống nhất tập trung của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh để làm cơ sở cho các bộ ngành và các lĩnh vực khác triển khai hoạt động trong các việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho kinh tế và các doanh nghiệp phát triển".
Dù trong bối cảnh Covid-19, Chính phủ vẫn đang quyết liệt điều hành theo hướng không để đổ gãy nền kinh tế, giao trách nhiệm cho lãnh đạo các địa phương, bộ ngành phải hết sức hỗ trợ doanh nghiệp. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo Bộ Tài chính mở rộng các gói hỗ trợ về tài khóa để kích thích nền kinh tế, chỉ đạo Bộ Công thương kích cầu tiêu dùng nội địa và giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU. Song, muốn thành công, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải chủ động nắm lấy thời cơ này./.
Bài liên quan
#dịch Covid-19

Hơn 45% doanh nghiệp phải trả thu nhập cao hơn trước dịch để thu hút lao động trở lại
Ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần 4 tại Việt Nam tới hoạt động của doanh nghiệp rất lớn.

Đại dịch đã biến các căn hộ ở Việt Nam thành những khu chợ phồn hoa như thế nào?
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phương tiện truyền thông xã hội là công cụ kết nối người mua với những người bán hàng đáng tin cậy trong cộng đồng dân cư.

Ngành Y tế Nghệ An xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch Covid-19
Vào lúc 6h30 sáng nay (9/6), ngành Y tế Nghệ An đã tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ Hà Tĩnh chống dịch covid-19….

Kiên Giang: Kiểm soát nghiêm ngặt tuyến biên giới phòng dịch Covid-19
Sáng 27/2, UBND tỉnh Kiên Giang triển khai họp trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê từ 0h ngày 16/2 để phòng dịch
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 0h ngày 16-2, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê.

Hỗ trợ DNNVV chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi
Sáng 8/12, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức “Diễn đàn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19: Thu hẹp khoảng cách từ chính sách tới thực thi”.
Đọc thêm Kinh doanh
Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thời gian vừa qua, thị trường vốn và thị trường tiền tệ có sự phát triển nhanh về quy mô và tính thanh khoản, huy động được nguồn lực tài chính lớn cho Chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương…Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đã và đang bộc lộ và phát sinh những vấn đề bức xúc, như tình trạng thao túng giá cổ phiếu, gian lận hồ sơ, công bố thông tin không chính xác, sử dụng vốn không đúng mục đích theo phương án phát hành,...
Ứng xử với cú sốc lớn
Lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ, đồng Euro của châu Âu (EU) trải qua một "cú sốc lớn" khi tỷ giá giảm xuống gần ngang bằng đồng USD. Nếu đồng EURO tiếp tục giảm, thì giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể sẽ đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.
Vĩnh Phúc: Tổng cục QLTT kiểm tra, khảo sát thị trường hàng hóa tại huyện Vĩnh Tường
Thông qua kiểm tra, khảo sát Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT đề nghị lực lượng QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường cung cầu, giá cả hàng hoá dịp tết Trung thu, đồng thời thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Gần 4.200 tỷ đồng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi
Dự án đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có tổng chiều dài 88km; trong đó tuyến đi qua tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài 60,30km. Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ,đã khái toán tổng kinh phí thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh là 4.197 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT phải bổ sung giấy phép kinh doanh
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có thông báo về việc bổ sung giấy phép kinh doanh đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.
Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
Theo Bộ Công Thương, việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU sẽ giúp ngành hàng tăng trưởng ổn định và khẳng định chỗ đứng vững trên thị trường thế giới. Ngay từ khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA đã đưa thuế đối với nhiều dòng sản phẩm cà phê của Việt Nam về 0%, tạo điều kiện giúp ngành cà phê Việt Nam gia tăng giá trị và mở rộng thị phần tại EU.
Xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39- 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD
7 tháng đầu năm 2022, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
VEC điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa điều chỉnh lại quy định liên quan đến số dư tài khoản thu phí không dừng. Theo đó, VEC hủy bỏ quy định bắt buộc tài xế phải duy trì số dư tài khoản bằng 50% mức phí của chặng dài nhất.
THACO đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị đến năm 2026
Thaco đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị trong 5 năm tới, đến năm 2026 mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. TPHCM được chọn làm điểm đến đầu tiên của Emart tại Việt Nam để chinh phục mục tiêu đưa Emart trở thành đại siêu thị hàng đầu Việt Nam.