Lợi ích sức khỏe từ quả cà chua |
Quả cà chua có tên khoa học là Solanum lycopersicum, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Mặc dù về mặt thực vật học, cà chua là một loại trái cây nhưng nó lại thường được chế biến và sử dụng như một loại rau, có thể ăn sống, hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Cà chua chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cà chua cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm kali, vitamin C, chất chống oxy hóa…
Một quả cà chua sống cỡ vừa chứa khoảng 22 calo và ít hơn 1 gam chất béo, có lượng natri thấp và lượng đường huyết thấp tự nhiên (chỉ với 6 mg natri và 3g đường). Cà chua có khoảng 95% là nước, một loại quả tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể.
Một quả cà chua cỡ vừa cũng bao gồm các chất dinh dưỡng sau:
Thành phần dinh dưỡng của quả cà chua |
Một số chất chống oxy hóa, chẳng hạn như lycopene, lutein và zeaxanthin, cơ thể dễ hấp thụ hơn khi cà chua được nấu chín. Chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại các gốc tự do, các phân tử không ổn định gây tổn hại cho tế bào của cơ thể và có thể dẫn đến ung thư.
Cà chua cung cấp một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ cho các hệ thống trong cơ thể như hệ miễn dịch, xương và tuần hoàn máu. Cà chua tươi chứa một lượng nhỏ các dưỡng chất như florua, folate, vitamin A, vitamin K và beta-carotene |
Cà chua đã được ứng dụng trong nhiều phương pháp và sản phẩm chăm sóc da. Lycopene có nhiều trong cà chua và các sản phẩm từ chúng cùng các hợp chất thực vật khác, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa trong cà chua còn giúp làm chậm quá trình lão hóa da, giúp bạn giữ được vẻ ngoài tươi trẻ. Vitamin C và A, cả hai đều được tìm thấy trong cà chua sống, có thể giúp làm sáng da, tóc và móng.
Bên cạnh lycopene, cà chua còn chứa hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C - hai loại vitamin có tác dụng ngăn ngừa bệnh quáng gà và cải thiện sức khỏe thị lực. Vitamin A cũng giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, một căn bệnh có thể gây mù lòa, và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
Cà chua có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Nhờ vào hàm lượng chất xơ cao, cà chua giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Loại quả này cũng có chỉ số đường huyết thấp, trở thành một lựa chọn ăn nhẹ lý tưởng để ngăn ngừa sự tăng cao đột biến của đường huyết. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tự nhiên, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết. Naringenin, một loại polyphenol có trong các loại trái cây thuộc họ cam quýt và cà chua, cũng có khả năng chống bệnh tiểu đường.
Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có thể tăng lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng của quá trình tiêu hóa và tối ưu hóa hệ miễn dịch. Cà chua còn có tác dụng điều trị bệnh viêm ruột, tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa các bệnh như ung thư và viêm gan bằng cách làm trung gian cho sự tích tụ của vi khuẩn có hại.
Một quả cà chua cỡ vừa chứa lượng kali tương đương với một quả chuối. Kali và natri đều là những thành phần quan trọng cho chức năng của tim. Tim cần những chất điện giải này để có thể co bóp và giãn nở và kali rất cần thiết để thư giãn các mạch máu.
Những người bị huyết áp cao đều có thể sử dụng cà chua bởi hàm lượng kali, chất xơ và lycopene cao trong cà chua. Một số nghiên cứu đã liên kết lycopene với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Những chất trong cà chua cũng cho thấy tác dụng bảo vệ lớp bên trong của mạch máu và có thể làm giảm nguy cơ đông máu
Cà chua tươi là thực phẩm ít calo, hàm lượng chất xơ cao và chủ yếu là nước có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và duy trì cân nặng hợp lý. Bên cạnh đó, cà chua cũng chứa axit chlorogen, một hợp chất có thể giúp khuyến khích sản xuất collagen.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!