Chủ nhật 11/05/2025 14:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

4 con hổ châu Á đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm?

13/03/2023 22:58
Hồng Kông và Singapore là một trong những trung tâm tài chính nổi bật nhất trên toàn thế giới, Hàn Quốc và Đài Loan là trung tâm cho ngành sản xuất ô tô và linh kiện

Bốn con hổ châu Á là các nền kinh tế tăng trưởng cao của Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Được thúc đẩy bởi xuất khẩu và công nghiệp hóa nhanh chóng, 4 con hổ châu Á đã liên tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao kể từ những năm 1960 và cùng nhau gia nhập hàng ngũ các quốc gia giàu có nhất thế giới.

Hồng Kông và Singapore là một trong những trung tâm tài chính nổi bật nhất trên toàn thế giới, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan là những trung tâm thiết yếu cho ngành sản xuất ô tô và linh kiện điện tử toàn cầu, cũng như công nghệ thông tin.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Singapore

Theo báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Singapore là quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong hai tháng đầu năm 2023. Cụ thể, tính từ đầu năm đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt 978 triệu USD. Trong đó, có 37 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 769 triệu USD; 14 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 79,6 triệu USD; 51 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 129,5 triệu USD.

Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Singapore là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ hai trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 3.154 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 72 tỷ USD.

Hàn Quốc

Trong hai tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư Hàn Quốc đạt 223,89 triệu USD, xếp thứ 5 trên tổng số 51 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam.

Trong đó, có 41 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 53 triệu USD; 28 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 139 triệu USD; 134 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 32 triệu USD.

Mặc dù lượng vốn đầu tư Hàn Quốc rót vào Việt Nam chỉ cao thứ 5 trong hai tháng đầu năm 2023, nhưng nếu xét luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Hàn Quốc là đối tác có tổng vốn đầu `tư vào Việt Nam lớn nhất trong tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, có 9.585 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 81,2 tỷ USD.

Những 'con hổ' châu Á đã đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam trong hai tháng đầu năm?  - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ KHĐT

Đài Loan (Trung Quốc)

Với tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt 407,06 triệu USD, Đài Loan (Trung Quốc) là nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam cao thứ hai trong hai tháng đầu năm 2023, sau Singapore. Trong đó, có 14 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 234,61 triệu USD; 16 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 56,71 triệu USD; 24 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 115,74 triệu USD.

Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Đài Loan là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ 4 trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 2.924 dự án còn hiệu lực, tương đương với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 36,82 tỷ USD.

Hong Kong (Trung Quốc)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đăng ký bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp các nhà đầu tư Hong Kong (Trung Quốc) đã đầu tư vào Việt Nam đạt khoảng 103,42 triệu USD trong hai tháng đầu năm 2023. Trong đó, có 21 dự án được cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới đạt 83,58 triệu USD; 11 dự án đăng ký điều chỉnh vốn, với vốn đăng ký đièu chỉnh đạt 4 triệu USD; 9 dự án góp vốn mua cổ phẩn với tổng giá trị đạt 15,84 triệu USD.

Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/2/2023, Hong Kong là đối tác có tổng vốn đầu tư lớn thứ năm trên tổng số 142 đối tác đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam, với 2.183 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,6 tỷ USD.

Cần khẳng định rằng, sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thông qua thu hút FDI không chỉ tạo ra những tác động về kinh tế, môi trường thiên nhiên, mà còn tác động tới môi trường văn hoá ở Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần có và chính sách quản lý phù hợp với các doanh nghiệp FDI để có thể tiếp nhận những văn hoá kinh doanh lành mạnh, tiến bộ, văn minh và hạn chế những tác động tiêu cực về văn hoá - xã hội đối với doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong nước.

Theo các nhà đầu tư nước ngoài, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nên dòng vốn FDI mới theo hướng "xanh", phục vụ phát triển bền vững hướng mạnh vào Việt Nam đi kèm với sự đầu tư về chất lượng nhân lực, khoa học công nghệ và hệ sinh thái ngành.

Định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thu hút FDI từ các thị trường và đối tác tiềm năng. Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược (đối tác toàn diện, đối tác chiến lược toàn diện), chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn, tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại.

Nhiều địa phương cũng đã chuyển động để thu hút FDI theo hướng xanh, từng bước chuyển đổi các khu công nghiệp, khu chế xuất sử dụng công nghệ lạc hậu trở thành khu công nghiệp, khu chế xuất ứng dụng công nghệ cao thân thiện môi trường, ít thâm dụng lao động. Đặc biệt phải có chính sách phù hợp, tháo gỡ các nút thắt thể chế. Đây cũng là việc chuẩn bị hệ sinh thái cho làn sóng FDI xanh để đón các nhà đầu tư xanh phát triển một cách bền vững.

Bình Phương

Bài liên quan
Tin bài khác
Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia hướng tới chấm dứt nhập khẩu gạo trong năm 2025

Indonesia dự kiến ngừng nhập khẩu gạo trong năm 2025 nhờ sản lượng nội địa tăng mạnh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.