Thứ năm 03/07/2025 15:16
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015

12/10/2020 00:00
Truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương mại là phù hợp với xu thế phát triển và các công ước Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn.

BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 đã thêm điều luật quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) pháp nhân. Đây là một điểm mới tiến bộ, nổi bật của BLHS năm 2015 thể hiện sự thay đổi lớn, mang tính đột phá trong sự phát triển của pháp luật hình sự và nhận thức truyền thống về tội phạm của chúng ta từ trước đến nay.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng đã thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng nhiều của các pháp nhân thương mại, tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật do pháp nhân thực hiện cũng đang diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Trong khi đó, việc áp dụng các chế tài hành chính, dân sự đối với các hành vi trái pháp luật của pháp nhân cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, không đủ sức răn đe và giáo dục, nhiều pháp nhân sẵn sàng chịu phạt hoặc bồi thường để tiếp tục vi phạm, làm giảm hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước. Do đó, quy định TNHS của pháp nhân là cần thiết, với chế tài nghiêm khắc nhất, thể hiện tính cưỡng chế Nhà nước cao, sẽ có tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với pháp nhân cao hơn.

Chế định TNHS của pháp nhân là một xu thế phổ biến đã được các nước trên thế giới, như Anh, Mỹ, Cannda, Úc, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sỹ, Trung Quốc…áp dụng. Việc quy định TNHS của pháp nhân cũng phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, hoặc phê chuẩn, như Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (TOC), Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng (UNCAC). Do đó, việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại đã đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như công cuộc phòng chống, xử lý tội phạm trong điều kiện của nước ta hiện nay.

Khó khăn khi áp dụng

TNHS của pháp nhân là một vấn đề tương đối phức tạp, đây lại là một chế định hoàn toàn toàn mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên những người làm luật cũng đã thể hiện sự thận trọng khi mới chỉ giới hạn chủ thể của tội phạm chỉ là các pháp nhân thương mại (Điều 2 BLHS năm 2015) và phạm vi TNHS của pháp nhân cũng chỉ mới được giới hạn trong một số tội danh nhất định được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015 như: Tội buôn lậu (Điều 188), tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189), tội trốn thuế (Điều 200), tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235), tội huỷ hoại rừng (Điều 243)…

Mặc dù đã có những quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ, nhưng việc áp dụng TNHS của pháp nhân cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện hơn hoặc có những quy định hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.

Theo quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015,việc truy cứu TNHS của pháp nhân phải có đầy đủ 4 điều kiện, bao gồm:(1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; (2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; (3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; và (4) Chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS theo quy định. Tuy nhiên, thực tế việc chứng minh đầy đủ cả 4 điều kiện này là rất khó khăn. Mặt khác, việc pháp nhân thực hiện các hành vi phạm tội không phải lúc nào cũng hội tụ đầy đủ cả 4 điều kiện này như: Hành vi phạm tội có thể được thực hiện nhân danh pháp nhân hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân nhưng cũng chưa chắc đã vì lợi ích của pháp nhân. Ngược lại, có những hành vi được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân nhưng không phải lúc nào cũng nhân danh pháp nhân hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân.

Ngoài ra, quy định về điều kiện thứ (3):“Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại” cũng khó xác định, vì thực tế hoạt động của pháp nhân là thông qua người đại diện theo pháp luật (Giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV,vv…), thông qua các quyết định của các bộ phận có thẩm quyền của pháp nhân (HĐTV, HĐQT, hay Đại hội đồng cổ đông). Pháp nhân không thể trực tiếp điều hành, chỉ đạo các hoạt động của mình.

Mặt khác, những quy định nêu trên vẫn còn mang tính khái quát rất cao nên để có thể thi hành trong thực tiễn thì vẫn cần có những quy định hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.

Chế tài khi pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố và xét xử

Chúng ta vẫn thường hiểu, nói đến xét xử hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt là tù tội. Tuy nhiên, không thể bỏ tù một pháp nhân nên vấn đề chế tài đối với pháp nhân bị xét xử khác với cá nhân (thể nhân) bị xét xử trong vụ án hình sự. Khi pháp nhân thương mại phạm tội thì tùy theo tính chất, mức độ và của hành vi phạm tội mà có thể phải chịu chế tài như: Phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn, tạm đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn trong một khoảng thời gian.

Tác động của việc xét xử hình sự pháp nhân thương mại

Khi một pháp nhân thương mại bị xét xử thì các chế tài áp dụng có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, bởi có những pháp nhân có số lượng người lao động rất lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của một vùng thậm chí là ảnh hưởng cả đến việc thu thuế của địa phương nơi pháp nhân hoạt động. Do đó, nhà làm luật cũng cần có những quy định đầy đủ hơn về việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc xử lý TNHS của pháp nhân như: Trong trường hợp pháp nhân bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 78 và Điều 79 BLHS năm 2015) thì quyền lợi của người lao động, của chủ nợ, các đối tác đang có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với pháp nhân này sẽ được giải quyết như thế nào cũng cần phải có những quy định điều chỉnh cụ thể và phù hợp.

Vì vậy, để các quy định về TNHS của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng hiệu quả và thống nhất thì chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các quy định này cho phù hợp nhất với thực tiễn.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách

Tin bài khác
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đăng ký doanh nghiệp, trong đó có những quy định mới liên quan đến hộ kinh doanh và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Quyền sở hữu trí tuệ và phân chia lợi nhuận trong dự án PPP

Ngày 1/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 180/2025/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hợp tác công tư (PPP) quy định cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ, quyền quản lý dữ liệu và cơ chế phân chia lợi nhuận trong các dự án hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân.
Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Từ tháng 7/2025, cán bộ, công chức bị cấm 6 nhóm hành vi vi phạm

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua ngày 24/6/2025, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật mới quy định rõ 6 nhóm hành vi mà cán bộ, công chức không được làm, với mục tiêu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

“Chủ sở hữu hưởng lợi” – Vén màn sở hữu thực sự của doanh nghiệp

Lần đầu tiên, khái niệm "Chủ sở hữu hưởng lợi" được luật hóa khiến người "đứng sau" doanh nghiệp phải lộ diện
Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Chính sách lãi suất mới hỗ trợ người trẻ mua nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố mức lãi suất ưu đãi mới cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 1/7 đến 31/12/2025.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ 1/7 Việt Nam còn 10 tội danh chịu án tử hình

Từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức giảm số lượng tội danh có thể áp dụng án tử hình từ 18 xuống còn 10, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua.
Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Cấm sàn thương mại điện tử ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai thuật toán

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Luật Thương mại điện tử (sửa đổi), trong đó lần đầu tiên quy định cấm các nền tảng thương mại điện tử sử dụng thuật toán để ưu tiên hiển thị sản phẩm nếu không công khai rõ ràng tiêu chí sắp xếp.
Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Từ ngày 2/8/2025, bỏ hàng loạt Thông tư về giá, phí và lệ phí

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 42/2025/TT-BTC, chính thức bãi bỏ nhiều Thông tư liên quan đến quản lý giá, phí và lệ phí.
Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Từ 1/7/2025, hợp tác xã được vay tới 5 tỷ đồng không cần tài sản đảm bảo

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn vừa được thông qua đã nâng trần vay vốn không có tài sản bảo đảm lên tới 5 tỷ đồng với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025: Sử dụng số định danh cá nhân thay thế mã số thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), bắt đầu từ ngày 1/7/2025, cá nhân là công dân Việt Nam sẽ sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế (MST) trong các giao dịch và thủ tục hành chính về thuế. Đây là một bước cải cách nhằm tạo thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất: Không lập hóa đơn đúng quy định bị phạt tới 100 triệu đồng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn. Một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.
Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Hoàn thiện khung pháp lý PPP: Cắt giảm thủ tục, đẩy mạnh phân cấp và thu hút đầu tư

Bộ Tài chính hiện đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 35/2021/NĐ-CP, nhằm hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Chính thức ra quy định dán nhãn năng lượng với vật liệu xây dựng

Chính thức ra quy định dán nhãn năng lượng với vật liệu xây dựng

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bắt buộc vật liệu xây dựng dán nhãn năng lượng.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Mở rộng đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Mở rộng đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp

Với tỷ lệ 94,56% đại biểu tán thành, Quốc hội sáng nay đã chính thức thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.