Thứ hai 07/07/2025 08:03
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tìm hướng gỡ khó cho xuất khẩu

12/10/2020 00:00
Ngay từ những ngày đầu năm, hoạt động xuất khẩu đã gặp nhiều khó khăn và dự báo tiếp tục chịu tác động lớn từ dịch Covid-19.

Thanh long - một trong những mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng do dịch Covid -19.

Nhập siêu trở lại

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, kim ngạch xuất khẩu tháng 1-2020 của Việt Nam đạt 19 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ tháng 1-2019; kim ngạch nhập khẩu đạt 19,1 tỷ USD, giảm 11,3% và nền kinh tế đã rơi vào tình trạng nhập siêu 100 triệu USD, thay vì xuất siêu như năm 2019.

Số liệu do Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, đến ngày 15-2, kim ngạch nhập khẩu vẫn cao hơn xuất khẩu, đẩy mức nhập siêu lên 410 triệu USD... Nguyên nhân được lý giải là do tháng 1 có đợt nghỉ Tết Nguyên đán dài, nên số ngày làm việc cũng như công suất hoạt động của doanh nghiệp có phần giảm sút. Ngược lại, hoạt động nhập khẩu lại có xu hướng tăng đối với một số mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết.

“Tiếp đó, từ đầu tháng 2, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra (Covid-19) đã làm một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông sản bị ảnh hưởng do sự thắt chặt giao thương. Từ đó, tác động đến kết quả xuất khẩu nói chung”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đánh giá.

Từ đầu năm đến nay có 38/45 mặt hàng xuất khẩu giảm và 53/63 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu giảm. Đáng chú ý, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã ghi nhận sự giảm sút, trong đó hàng dệt may giảm 21%, điện thoại và linh kiện giảm 22,4%, máy móc, thiết bị và phụ tùng giảm 6,5%... Ông Nguyễn Ngọc Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần May Sơn Hà (thị xã Sơn Tây) xác nhận, dù đã ký được đơn hàng xuất khẩu, nhưng đơn vị không thể nhập khẩu nguyên, phụ liệu từ Trung Quốc về để triển khai sản xuất; trong khi đó, cũng không thể tìm ngay được nguồn cung nguyên liệu khác để thay thế trong một sớm một chiều. “Chúng tôi chưa thể dự đoán đến khi nào tình hình ổn định trở lại”, ông Nguyễn Ngọc Khánh cho biết.

Tái cơ cấu sản xuất và tìm thị trường mới

Trước tình hình bất lợi với xuất khẩu bởi dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã khuyến nghị doanh nghiệp cân nhắc, giảm việc chuyển hàng hóa lên cửa khẩu biên giới phía Bắc. "Mặt khác, Bộ Công Thương đang chỉ đạo hệ thống thương vụ tại nước ngoài tập trung tìm, giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp xuất khẩu; góp phần chuyển hướng thị trường, nhất là đối với nông - thủy sản. Về phía doanh nghiệp nên tăng cường tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, chủ động tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết.

Còn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khuyến nghị, trong bối cảnh khó khăn cũng là lúc doanh nghiệp nhìn lại thực trạng và năng lực của mình, chủ động tái cơ cấu sản xuất, cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ cao, để đáp ứng yêu cầu của những thị trường lớn như Mỹ, châu Âu (EU).

Theo ông Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và dự báo thị trường (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công Thương), trên cơ sở nguyên nhân của nhập siêu thời gian qua, vấn đề đặt ra hiện nay là doanh nghiệp cần nỗ lực ổn định sản xuất, chuẩn bị điều kiện tốt nhất để hồi phục, tăng tốc xuất khẩu ngay khi hết dịch. Với đà tăng trưởng xuất khẩu cao như năm 2019, cùng sự cải thiện về chất lượng hàng hóa nội địa, chắc chắn hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ sớm lấy lại phong độ.

"Hiện việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bước vào năm thứ hai và cộng đồng doanh nghiệp Việt đã làm quen, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Thêm vào đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sắp có hiệu lực sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, trong đó nhiều lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu được hưởng lợi, như dệt may, giày dép, nông - thủy sản, đồ gỗ...", ông Lê Huy Khôi đánh giá.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Hà Thị Hồng Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Thành Vinh (quận Nam Từ Liêm) thông tin, bên cạnh việc tìm kiếm nguồn đầu ra trong nước, sắp tới Công ty sẽ chuyển hướng xuất khẩu nông sản sang thị trường Ấn Độ, một thị trường lớn, phù hợp với các mặt hàng nông sản sạch, sản xuất theo phương thức hữu cơ của doanh nghiệp. "Được biết, Chính phủ đã chỉ đạo xem xét giãn nợ, giảm lãi suất, đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, đây là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường", bà Hà Thị Hồng Phượng chia sẻ.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, cũng như chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường mới. Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát đang triển khai kế hoạch xuất khẩu 400.000 tấn thép xây dựng trong năm 2020 sang thị trường Lào, Thái Lan, Indonesia, Campuchia để tận dụng lợi thế gần về địa lý trong khi nhu cầu tại đây đang gia tăng. Con số này cao hơn hẳn kết quả xuất khẩu 265.000 tấn thép trong năm 2019. Một số doanh nghiệp dệt may chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ một số nước cũng ký hiệp định thương mại với EU (như Hàn Quốc) để vừa phục vụ sản xuất, vừa sẵn sàng đón nhận EVFTA.

Sự quyết liệt trong điều hành, hỗ trợ từ cơ quan quản lý, sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp là những giải pháp cần thiết để lấy lại đà tăng của xuất khẩu, tái lập vị thế xuất siêu, hướng tới hoàn thành kế hoạch chạm mốc kim ngạch xuất khẩu 300 tỷ USD khi kết thúc năm 2020.

HỒNG SƠN

Tin bài khác
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.