Thứ ba 06/05/2025 05:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thúc đẩy đầu tư công - lấy hiệu quả làm thước đo

12/10/2020 00:00
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp trọng yếu để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây nhiều khó khăn cho sản xuất – kinh doanh hiện nay. Nhưng đến nay giải ngân vẫn khá chậm.

Đầu tư công là bơm máu cho nền kinh tế

Chính phủ và Thủ tướng xác định, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp trọng yếu để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, các dòng vốn đầu tư đang chững lại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, người lao động giảm việc làm, thu nhập thấp... Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu “phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công”.

Đồng tình quan điểm này, PGS.TS.Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, các gói hỗ trợ hiện tại chỉ là “cầm hơi”, trong khi giải ngân đầu tư công “mới thực sự bơm máu cho nền kinh tế, máu sẽ chảy vào các hệ thống, lan dần ra, làm hồi sinh doanh nghiệp, kích hoạt doanh nghiệp, làm sống động dần các ngành, lĩnh vực”.

Thúc đẩy đầu tư công - lấy hiệu quả làm thước đo

Quảng Trị hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam

Theo kế hoạch vốn đầu tư công giải ngân trong năm nay là 28 tỷ USD, tương đương 633.000 tỷ đồng. Mặc dù 6 tháng qua giải ngân vốn có tiến bộ, cao hơn các năm trước, nhưng vẫn là mức thấp. Theo đó số đã giải ngân chưa tới 200 tỷ đồng, ước khoảng 34,96% kế hoạch. Đặc biệt giải ngân vốn nước ngoài vẫn chậm, ước đạt 10,2% kế hoạch. Như vậy vẫn còn khối lượng rất lớn chưa được giải ngân.

Nếu lặp lại tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của giai đoạn trung hạn 2016-2020.

Theo phản ánh của các bộ, ngành và địa phương, đầu tư công chậm vì gặp nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong đấu thầu, do thay đổi chính sách và quy định... Giải ngân chậm cũng còn do năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, do cả chủ đầu tư và nhà thầu muốn chờ để thanh toán vốn một lần tránh thanh toán vốn nhiều lần. Do các nơi chờ được giao vốn rồi mới chuẩn bị đầu tư, xây dựng kế hoạch đấu thầu, kế hoạch thi công... nên mất nhiều thời gian để có khối lượng thanh toán, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt đầu năm thì phải đến giữa năm mới lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng, việc tạm ứng vốn hợp đồng, hay giải ngân khối lượng thực hiện thường xảy ra vào thời điểm cuối năm.

Nhưng theo các chuyên gia, nguyên nhân cơ bản nhất là do tâm lý lấy an làm trọng, sợ rủi ro trách nhiệm đang phổ biến trong khi các quy định pháp luật về đầu tư công đang có nhiều trói buộc.

Ranh giới mong manh

Sau khi “mục sở thị” tại nhiều tỉnh thành, TS. Nguyễn Đình Cung - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, ông nhận thấy tâm lý phổ biến của lãnh đạo nhiều nơi làm chọn cách “chậm để an toàn”. Bởi đầu tư công là những dự án lớn, và đã là dự án lớn thì lắm phức tạp và nhiều vấn đề. Trong khi nỗi lo rủi ro trách nhiệm đang chèn lấn sức sáng tạo và nỗ lực hành động và đang thiếu cơ chế bảo vệ cho những người dám sáng tạo, dám làm. “Họ (lãnh đạo nhiều địa phương) khi thấy quy định vướng là không muốn làm nhanh dù có nghĩ ra cách làm, họ tránh không để bị quy vào ‘vi phạm quy định, làm sai quy định’. Bởi vậy họ chọn cách đi hỏi, cơ quan được hỏi cũng sợ trách nhiệm nên câu trả lời là “làm theo quy định…”, ông Cung cho biết.

Bởi vậy theo ông Cung, để thúc đẩy đầu tư công nói riêng và để phục hồi kinh tế nói chung, cần phải xóa được tâm lý e ngại “đang đứng trước ranh giới mong manh giữa năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm với tội đồ làm sai quy định”. Đất nước đang ở tình huống đặc biệt. Trong tình huống đặc biệt cần cắt bỏ tư duy làm theo quy trình, cấm theo quy định, trong khi quy trình về đầu tư công đang rất nhiều bất cập với thực tế.

Cũng chung quan điểm như vậy, TS. Trần Đình Thiên cho rằng, đầu tư công chậm do vướng luật, nghị định. Nhấn mạnh, “trong tình huống đặc biệt cần vận dụng giải pháp đặc biệt, đảm bảo các cấp thực thi thấy đủ yên tâm để làm nhanh, làm ngay mà không lo sợ vi phạm quy định, không mắc tội”, ông đề nghị Quốc hội cần trao cho Chính phủ quyền vượt qua rào trói của pháp luật, để thực hiện các giải pháp vì lợi ích của nền kinh tế, để thực thi công vụ quốc gia, nếu không, không ai dám làm, đúng ra là không ai muốn làm…”.

TS. Nguyễn Đình Cung cũng đề nghị giao quyền nhiều hơn cho các bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh trong việc ra quyết định đầu tư. Những dự án được đưa vào danh mục đầu tư công rồi cứ thế mà làm chứ không cần phải quyết định chồng quyết định, thủ tục chồng thủ tục. Quốc hội không cần phân vốn cho từng dự án, từng ngành, địa phương mà Chính phủ có thể tự quyết định. Quốc hội cũng không cần quyết định hình thức đầu tư của từng dự án, mà để Chính phủ, Bộ trưởng quyết định, Quốc hội chỉ đóng vai trò giám sát hiệu quả sử dụng vốn.

Các chuyên gia cho rằng để phục hồi kinh tế, phải vượt qua những rào cản chính sách hiện tại thúc đẩy đầu tư công và cần có cơ chế cho những người năng động, dám nghĩ, dám làm vì mục đích chung. Lấy hiệu quả tổng thể là thước đo đánh giá chứ không phải lấy quy trình làm thước đo.

Linh Ly

Tin bài khác
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Việt Nam còn “cơ hội vàng” trước thanh tra lần thứ 5 của EC về thẻ vàng IUU

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định lùi thời điểm tổ chức đợt thanh tra lần thứ 5 về việc gỡ bỏ "thẻ vàng IUU" đối với Việt Nam sang cuối năm 2025. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội quan trọng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và xử lý dứt điểm các tồn tại theo khuyến nghị từ EC.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Ngày 2/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 55/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng kiến tạo nền móng dữ liệu quốc gia

Đề xuất 1.000 tỷ đồng để phát triển dữ liệu quốc gia không chỉ là một sáng kiến tài chính, mà còn là tuyên ngôn về sự chuyển dịch tư duy quản trị, từ quản lý hành chính truyền thống sang điều hành dựa trên dữ liệu.
Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Đề xuất vị trí xây dựng Khu Thương mại tự do TP Đà Nẵng vào huyện Núi Thành

Ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản số: 3543//UBND-TH, gửi Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh, đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung vào Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng Chính phủ: Hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại trước 5/5

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cấp bách về việc hoàn thiện Nghị định kiểm soát chiến lược thương mại – một văn bản quan trọng định hình khuôn khổ pháp lý cho đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu

Với đề xuất về công bố giá xăng dầu, Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch và linh hoạt hơn, đồng thời đảm bảo giá cả phù hợp với tình hình thực tế của thị trường.
Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Sẽ xây khu thương mại tự do tại địa phương trọng điểm kinh tế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc phát triển khu thương mại tự do và cảng miễn thuế nhằm tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa trên nền tảng số, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.