Phố Wall đảo chiều ở nửa cuối phiên

00:00 12/10/2020

Kết thúc phiên 20/3, Phố Wall nỗ lực hồi phục nhưng lại rớt điểm ở nửa sau của phiên, kết thúc một trong những tuần biến động nhất từ trước đến nay, khi nhà đầu tư hoảng loạn vì nỗi lo Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 913,21 điểm, tương đương hơn 4%, xuống 19.173,98 điểm, dù đầu phiên tăng hơn 400 điểm. S&P 500 mất 4,3% xuống 2.304,92 điểm. Nasdaq Composite rớt 3,8%, đóng cửa thấp với 6,879,52 sau khi tăng hơn 2%.

Trong tuần này, Dow Jones mất hơn 17%, ghi nhận mức giảm trong 7 ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2008 - khi mất tới18,2%. S&P 500 rớt hơn 13% từ đầu tuần đến nay, trong khi tuần trước đã giảm 11,5%. Nasdaq mất 12,6%. Cả S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận diễn biến tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Dow Jones hiện thấp hơn 35,2% so với mức cao nhất mọi thời đại thiết lập trong tháng 2, trong khi S&P 500 thấp hơn 32,1%.

Phố Wall đảo chiều ở nửa cuối phiên, Dow Jones giảm 17% kể từ đầu tuần đến nay, S&P 500 và Nasdaq có tuần tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008  - Ảnh 1.

Diễn biến của S&P 500 kể từ năm 2008.

Ở phiên này, có một số thông tin gây áp lực cho nhà đầu tư. Trong đó có việc bang New York yêu cầu người dân ở trong nhà, giá dầu thô đảo chiều và đồng USD tăng giá mạnh. Việc giá dầu sụt giảm đã tạo hiệu ứng "gợn sóng", khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo tài sản ở các thị trường khác. 

Một số nguồn tin tiết lộ với CNBC rằng, Ronin Captital - công ty xử lý thanh toán tại CME Group, không thể đáp ứng nhu cầu vốn. Thông tin này gây áp lực cho thị trường trong 2 tiếng giao dịch cuối cùng, bởi đây là dấu hiệu cho thấy một số công ty đang gặp khó khăn trong bối cảnh thị trường lao dốc mạnh. 

Cổ phiếu của 3M đã kéo tụt đà tăng của Dow Jones, giảm hơn 9% cùng với Disney. Lĩnh vực công nghệ của S&P 500 đóng cửa thấp hơn 4%, khi Microsoft giảm 3,8%. Qualcomm mất 6,3%.

Phố Wall đảo chiều ở nửa cuối phiên, Dow Jones giảm 17% kể từ đầu tuần đến nay, S&P 500 và Nasdaq có tuần tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008  - Ảnh 2.

Đà tăng giảm như "tàu lượng siêu tốc" của S&P 500 kể từ hôm 9/3.

Nhà đầu tư đã trải qua những biến động mạnh trong tuần này theo cả 2 hướng. Kết thúc phiên 19/3, S&P 500 ghi nhận 8 ngày liên tiếp đóng cửa quanh mức 4%. Chỉ số biến động Cboe (VIX) hôm đầu tuần cũng đóng cửa trên mức 80 điểm - cao hơn mức trong khủng hoảng tài chính. 

Từ đầu tháng đến nay, Dow Jones giảm hơn 24% và hiện đang trên đà ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 1 tháng kể từ tháng 9/1931. S&P 500 mất 22% so với tháng trước và hướng tới đà lao dốc tồi tệ nhất kể từ tháng 5/1940. 

Giang Ng