Thứ bảy 19/07/2025 10:47
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Ngồi vỉa hè, rút điện thoại trả tiền trà đá, mua gói xôi sáng

12/10/2020 00:00
Trung Quốc đi sau Mỹ về độ phủ ngân hàng, nhưng nhờ thanh toán điện tử, họ trở thành đi đầu và vượt xa các nước về thanh toán điện tử.

Ở Việt Nam tiền mặt vẫn là vua

Tại Tọa đàm trực tuyến: "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 16/10, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho biết: Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực với những con số đáng khích lệ. Đặc biệt giá trị giao dịch qua Internet, di động tăng tới 238%.

Tuy nhiên, ông Hải đánh giá rằng mức tăng trưởng giữa các mảng không đồng đều. Giao dịch không dùng tiền mặt ở một số mảng còn khá yếu. “Chẳng hạn, trong thương mại điện tử, hình thức phổ biến vẫn là dùng tiền mặt, khi hàng đến thì khách trả bằng tiền mặt”, ông Hải chia sẻ.

Ngồi vỉa hè, rút điện thoại trả tiền trà đá, mua gói xôi sáng
Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa phổ biến.

Đại diện Cục thương mại điện tử và kinh tế số cho rằng đã xuất hiện thêm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có việc áp dụng thanh toán qua tài khoản viễn thông.

Ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel, cho biết: Trong năm 2019, theo một báo cáo, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thanh toán điện tử số 1 thế giới. Nhưng phải nhìn nhận bản chất của mức tăng trưởng này do chúng ta có điểm xuất phát thấp, nên giai đoạn đầu sẽ có mức tăng trưởng rất nhanh. Dù sao, tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam. Hầu hết giao dịch, hơn 90% vẫn là tiền mặt.

Ngay trong thanh toán không dùng tiền mặt, hầu hết giá trị giao dịch và số lượng giao dịch vẫn tập trung vào dịch vụ chuyển tiền, thanh toán điện, nước, truyền hình.

Tuy vậy, việc phát triển hàng trăm công ty fintech, hàng chục công ty thanh toán trên thị trường hiện nay chứng tỏ thanh toán không dùng tiền mặt rất tiềm năng.

Nói về giải pháp thanh toán qua tài khoản viễn thông, ông Phạm Trung Kiên cho rằng việc sử dụng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ là cơ hội lớn cho ngành ngân hàng.

Ông Phạm Trung Kiên giải thích: Giá trị nhỏ đang hiểu là người dân thanh toán tiền uống cốc trà đá, vé gửi xe, mua bánh xà phòng, gói mì, cốc cà phê. Những thanh toán nhỏ lẻ như vậy chưa ai dùng tài khoản ngân hàng. Do vậy, nếu rút điện thoại ra trả tiền được sẽ khá thuận tiện cho người dân. Khi người dân quen thuộc với dùng thanh toán điện tử, họ tiêu dùng những hàng hóa giá trị lớn hơn như mua xe máy, xe đạp, hay cần làm ăn gì, họ cũng sẽ điện tử hóa phương thức thanh toán.

Lôi kéo người dân: Cần dễ dùng

Ông Phùng Anh Tuấn, Tổng thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nhận định, so với các nước trong khu vực, Việt Nam còn nhiều khoảng cách trong việc áp dụng thanh toán điện tử, đòi hỏi cần phải làm nhiều việc mới mong đuổi kịp. Đây là xu hướng toàn cầu, không phải việc chúng ta muốn hay không.

Ngồi vỉa hè, rút điện thoại trả tiền trà đá, mua gói xôi sáng
Ở Việt Nam hiện có nhiều đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử

Việt Nam đã có nhiều chính sách lớn để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng để người chơi trong thị trường, DN cung cấp, người tiêu dùng tham gia vào cần hiện thực hóa bằng cơ chế chính sách, các quy định cụ thể.

Thừa nhận rằng thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt có những rủi ro nhất định, song đại diện VAFI cho hay bất kỳ lĩnh vực nào, sản phẩm nào cũng có rủi ro nếu người sử dụng không dùng đúng mục đích. Chẳng hạn, một cái dây được dùng để buộc đồ đạc, nhưng lại có thể dùng để trói người. Cho nên, rủi ro hay không phụ thuộc vào người dùng.

“Quan sát của chúng tôi cho thấy các vụ việc liên quan đánh bạc online, hay các vụ việc về thương mại điện tử khác, xuất phát từ con người, chứ không phải là công nghệ. Một khi người ta có công cụ, lại thấy lỗ hổng để kiếm tiền nhanh qua con đường tắt người ta sẽ sử dụng”, ông Phùng Anh Tuấn chia sẻ.

“Cơ hội mang lại nhiều hơn rủi ro nếu chúng ta làm chủ được công nghệ, quan sát được và nắm được vấn đề nằm ở đâu”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Để thúc đẩy thanh toán điện tử, cũng như các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đại diện VAFI cho rằng cần thay đổi quan điểm vận hành về mặt thể chế, không thể có tư duy không quản được thì cấm, hay mở được đến đâu thì quản đến đó. Như vậy chúng ta sẽ mãi mãi đi sau.

Trung Quốc đi sau Mỹ về độ phủ ngân hàng, nhưng nhờ thanh toán điện tử, họ trở thành đi đầu và vượt xa các nước về thanh toán điện tử. Thậm chí họ không dùng tiền mặt nữa, người dân thanh toán cho bà bán xôi chè bằng điện thoại, mã QR,... Cho nên làm thế nào tối đa hóa kênh, phương tiện cho thanh toán điện tử để người ta sử dụng, không cần phải giấy tờ, không cần phải xếp hàng, không cần quá nhiều bước xác thực,... Đó là cách nhanh nhất kéo người dùng đến phương tiện thanh toán mới.

“Nếu không tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng thì có đẩy đến tay người ta cũng gạt ra thôi”, ông Tuấn nói.

Do đó, đại diện VAFI nhận xét thách thức quan trọng nhất là thay đổi thể chế hiện tại trong việc cấp phép, giám sát quản lí, chấm dứt quan điểm “từ từ xem xét”, để tất cả DN có điều kiện, dù nhỏ hay lớn, chỉ cần có sáng kiến, có khả năng về kinh tế chia sẻ, thanh toán điện tử đều tham gia được.

Ngoài việc tuyên truyền, theo ông Đặng Hoàng Hải, để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, cần làm cho người dân hiểu được lợi ích của việc này, cần tạo trải nghiệm cho người dân, cho họ thấy thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích, đảm bảo sự an toàn. Đó là một trong những điều quan trọng

“Khi nói đến thanh toán sử dụng tài khoản viễn thông, thì lợi ích là độ phủ lớn hơn nhiều, đặc biệt vùng sâu vùng xa khi người dân không có tài khoản ngân hàng. Đó là điều giúp ích cho người dân ở những vùng như vậy áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt”, đại diện Cục thương mại điện tử và Kinh tế số chia sẻ.

Hà Duy

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.