Chủ nhật 13/07/2025 19:49
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Mía đường điêu đứng vì đường lậu

12/10/2020 00:00
Khoảng 1 triệu nông dân trồng mía trong cả nước và 40 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường điêu đứng vì không cạnh tranh nổi với giá đường nhập lậu, tình trạng bảo hộ trá hình, gian lận thương mại...

Trong năm 2019, ước tính lượng đường lậu về Việt Nam lên tới 800.000 tấn nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, từ năm 2018 đến nay, các cơ quan chức năng mới chỉ bắt giữ được vỏn vẹn 3.000 tấn.

Doanh nghiệp, nông dân cùng “chết”

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2018-2019, các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường, thấp hơn so với niên vụ 2017- 2018 (đạt 1.476.500 tấn).

Giá mua mía của các nhà máy đường liên tục giảm nhưng sản phẩm vẫn không cạnh tranh được với đường của các nước trong khu vực như Thái Lan, khiến người trồng thua lỗ nặng, một số doanh nghiệp (DN) phải tạm ngừng sản xuất.

Nguyên nhân là do ngành mía đường trong nước đang phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng dưới nhiều hình thức gian lận thương mại, trợ cấp, trợ giá, bảo hộ trá hình được tiến hành một cách tinh vi, có hệ thống trên quy mô lớn từ nhiều thập kỷ nay.

Ông Lê Văn Quang, Phó Tổng giám đốc công ty Mía đường Lam Sơn, cho biết niên vụ 2015-2016, khi đường lậu về Việt Nam không nhiều, giá bán đường của các nhà máy ở mức 15.000-16.000 đồng/kg, công ty mua mía của nông dân với giá 1.150.000 đồng/tấn.

Thế nhưng, các năm sau, đường lậu về nhiều, giá bán đường của các nhà máy giảm liên tục, giá mua mía của nông dân cũng giảm theo.

Giá mía giảm còn 1 triệu đồng/tấn, 900.000 đồng/tấn, rồi 800.000 đồng/tấn như niên vụ vừa qua. “Các nhà máy đường đã chuẩn bị cho cạnh tranh hơn 10 năm qua bằng đổi mới công nghệ, đầu tư vùng nguyên liệu, tận dụng bã mía phát điện, làm phân bón... để giảm giá thành. Đến nay, giá thành đường của Việt Nam không cao hơn so với Thái Lan nhiều, nhưng chúng tôi không thể cạnh tranh với đường lậu được”, ông Quang chia sẻ.

Đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng. Bằng chứng là trong hơn 2 năm nay, tổng diện tích mía nguyên liệu đã giảm khoảng 30 - 60% so với trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp, thậm chí một số nhà máy phải đóng cửa như nhà máy Hiệp Hòa, Kiên Giang, Cà Mau và NIVL.

Thống kê cho thấy có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, chi phí đầu tư mỗi 1.000m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu đồng khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản, nhưng việc này cũng không đơn giản.

Năng suất mía hiện nay của Việt Nam đang là 70 tấn/ha, trong khi ở Thái Lan với điều kiện tốt hơn nhiều, thậm chí còn được nhà nước hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mía nhưng cũng chỉ đạt được 72 - 75 tấn/ha.

Đáng chú ý, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ 5%. Trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, việc này sẽ càng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.

Mia-duong-dieu-dung-vi-duong-l-6254-6842
Ngành mía đường đang đứng trước khó khăn vì đường nhập lậu

“Đường đi” tinh vi của đường nhập lậu

Đánh giá về tình trạng buôn lậu đường, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới phức tạp và có xu hướng tăng.

Đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam rồi đưa vào thị trường tiêu thụ.

Đặc biệt, khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối tượng chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc cho người giám sát cơ quan chức năng hoặc sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu nhằm đối phó với các lực lượng chức năng. Vì vậy, việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm hết sức khó khăn.

Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu sử dụng phổ biến là thực hiện các hoạt động sản xuất, sang chiết, phối trộn đóng gói, sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ hoặc tham gia đấu giá đường.

“Buôn lậu đường sẽ đưa giá thầu rất cao mà không ai có thể cạnh tranh được từ những đợt thanh lý hàng buôn lậu, sau đó sử dụng hồ sơ đó quay vòng cả năm cho các lô đường nhập lậu khác; đưa bao bì in trong nước, đem sang bao ở nước ngoài, (thường là Campuchia), sau đó cho đường lậu khoác bao bì Việt Nam rồi ung dung nhập về”, ông Cẩn cho hay.

Cũng theo đại diện Tổng cục Hải quan, đường nhập lậu đã có nhãn mác Việt Nam và nếu không bắt được quả tang trên biên giới, một khi đã đưa vào kho rồi thì rất khó chứng minh có phải đường nhập lậu hay không.

Đáng lưu ý, lượng đường nhập lậu rất lớn trong khi số vụ bắt giữ và xử lý chưa tương xứng với thực tế. Nhiều vụ bắt giữ xong thả ra, các đối tượng buôn lậu lại “núp bóng” để buôn lậu tiếp. Bên cạnh đó là việc thực thi trách nhiệm của một số cơ quan chức năng ở địa phương thiếu nghiêm túc, thậm chí có tình trạng tiếp tay cho buôn lậu đường.

“Vẫn có một số hiện tượng buông lỏng quản lý, có sự tiếp tay của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng, đặc biệt trên các tuyến An Giang, Long An, Tây Ninh, một phần Quảng Trị”, ông Cẩn nói. Đồng thời cho biết trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 sẽ có các kế hoạch chuyên đề, chuyên án làm mẫu xử lý trách nhiệm từng khâu, từng cấp.

Để cứu hàng triệu nông dân trồng mía và các DN sản xuất mía đường, bên cạnh việc siết chặt quản lý đường lậu thẩm thấu vào trong nước, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng: “Cần cơ cấu lại giá mía nguyên liệu theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích giữa nhà máy, công ty với nông dân tỷ lệ 70/30. Giá 1 tấn mía nguyên liệu tương đương 70kg đường với giá đường chưa có thuế VAT tại thời điểm ở cửa nhà máy. Cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh; phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg”.

Huyền Anh

Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.
Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Gần 37 triệu lượt xe động lực khiến VEC tăng tốc mở rộng cao tốc?

Trong 6 tháng đầu 2025, các tuyến cao tốc VEC phục vụ gần 37 triệu lượt xe, tăng 9,43%. Mở rộng quy mô, khởi công dự án mới, hướng đến hệ thống giao thông hiện đại.