Thứ hai 07/07/2025 08:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hai sân bay lớn nhất Việt Nam nguy cơ phải đóng cửa

12/10/2020 00:00
Từ hơn 1 năm qua, Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) không ít lần báo cáo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của hạ tầng khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn) sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM).

Xuống cấp nghiêm trọng do quá tải

Theo ACV, hiện tại đường cất/hạ cánh 25R/07L của sân bay Tân Sơn Nhất và đường cất hạ cánh 11R/29L (1B) của sân bay Nội Bài đã xuống cấp nghiêm trọng, do khai thác vượt công suất thiết kế. Với đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế đảm bảo khai thác tàu bay B777-300ER hoặc tương đương, với tần suất cất/hạ cánh 55.100 lần (trong 10 năm). Tuy nhiên, tính tới tháng 4/2018, tổng số lần cất/hạ cánh quy đổi của đường băng trên đã lên tới 126.600 lần (vượt hơn 70.000 lần cất/hạ cánh so với thiết kế).

Ngoài ra, sân bay cũng khai thác các loại tàu bay có tải trọng và áp suất bánh lớn hơn thiết kế như A350-900, B787-9 dẫn đến xuất hiện hư hỏng, mặt đường băng xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị bong bật, nứt vỡ.

Cá biệt có những vị trí độ lệch giữa khe giữa hai tấm bê tông xi măng lên tới 3cm. Với đường lăn có kết cấu bê tông nhựa, một số vị trí đường lăn cũng xuất hiện hằn lún vệt bánh tàu bay, phùi bùn lên bề mặt.Với sân bay Nội Bài, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho hay, đường cất hạ cánh 11L/29R đang xuất hiện hiện tượng hằn vệt bánh tàu bay; có thấy hiện tượng nứt chân chim. Còn đường cất hạ cánh 11R/29L bề mặt thường xuyên xuất hiện hư hỏng như nứt vỡ và phùi bùn; một số tấm bê tông xi măng có hiện tượng bị lún.

Ngày 9/8 vừa qua, Cảng Nội Bài đã phải dừng khai thác đường lăn S3 trong 1 tuần vì không đảm bảo an toàn. Với đường lăn kết cấu bê tông xi măng (S1, S2…) cũng xuất hiện hư hỏng, nứt vỡ, phùi bùn. Trước tình trạng trên, sân bay Nội Bài đã phải thay đổi phương án khai thác để khắc phục, sửa chữa hư hỏng, hạn chế sử dụng những đường lăn xuống cấp nghiêm trọng.

“Các hạng mục về đầu tư và sửa chữa tài sản khu bay đều tạm dừng do vướng mắc về cơ chế. Do vậy, Cảng Nội Bài chỉ có thể thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và khắc phục sự cố của hệ thống sân đường. Đây chỉ là giải pháp sửa chữa tạm thời, tính chủ động không cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho hoạt động bay và thậm chí phải dừng khai thác bất cứ lúc nào, Cảng Nội Bài cho hay.

Tại cuộc họp của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia hôm 15/8 vừa qua, sau khi nghe ACV báo cáo tình trạng xuống cấp của hạ tầng khu bay sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có thể ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng không, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã có những chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu sớm xử lý vướng mắc.

Phó Thủ tướng cho rằng, việc hạ tầng khu bay 2 sân bay này xuống cấp, ACV có tiền mà cơ chế không cho nâng cấp là rất vô lý. “Cơ chế vô lý như thế, phải tập trung tháo gỡ nhanh”, Phó Thủ tướng nói và chỉ đạo các cơ quan liên quan phải nhanh chóng xử lý các vấn đề liên quan để có thể sớm khởi công đầu tư, nâng cấp khu bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Có tiền không được sửa

Được biết, vướng mắc chính liên quan tới đầu tư, sửa chữa hạ tầng khu bay sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất là do quy định hiện hành. Theo đó, phần hạ tầng là công sản, được đầu tư xây dựng, sửa chữa bằng ngân sách nhà nước, không được tính vào tài sản giao cho ACV. Do vậy, dù ACV có tiền cũng không được sửa. Lãnh đạo ACV cũng khẳng định, nếu được phép sẽ sử dụng ngay vốn doanh nghiệp để thực hiện.

Trước tình trạng hạ tầng xuống cấp khu bay của 2 sân bay trên, năm 2018 và tháng 3/2019, Bộ GTVT đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Thủ tướng xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng của Chính phủ cho sửa chữa đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Bộ GTVT tính toán, để sửa chữa 2 đường bay trên cần khoảng 4.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước khó khăn, nên Bộ GTVT kiến nghị trước mắt, Bộ Tài chính cho phép ACV sử dụng nguồn tài chính của mình để sửa chữa trước, ngân sách nhà nước hoàn trả sau.

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, mỗi công trình đều có quy tắc về bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và đột xuất. “Để xảy ra tình trạng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất xuống cấp trước mắt thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý khai thác 2 sân bay. Sau đó là của Bộ GTVT trên cương vị cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, nếu vướng cơ chế, Bộ GTVT phải có trách nhiệm giải quyết, hoặc báo cáo lên cấp cao hơn”, ông Chủng nói.

Theo ông Chủng, trước mắt cần khảo sát, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân xảy ra hư hỏng, xuống cấp, để từ đó đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả. “Không thể tuỳ ý nói do sân bay xuống cấp nên nguy cơ đóng cửa. Vì đây là vấn đề ảnh hưởng tới sinh mạng con người, bộ mặt quốc gia, cần hết sức nghiêm túc, không thể tuỳ tiện đưa ra đánh giá có thể gây hoang mang. Dù ngân sách khó khăn, nhưng không khó tới mức thiếu vài trăm, vài nghìn tỷ đồng”, ông Chủng nói.

PV

Tin bài khác
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.