Thứ bảy 19/07/2025 10:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dự thảo Bộ luật Lao động: Đừng quên người lao động và doanh nghiệp chung một thuyền

12/10/2020 00:00
Những điều chỉnh trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi mới đây như giảm giờ làm việc tiêu chuẩn, giảm giờ làm thêm và tính tiền làm thêm lũy tiến... đang dấy lên những lo ngại trong giới doanh nghiệp về việc tăng chi phí nhân công và sẽ làm cho Việt
Dự thảo Bộ luật Lao động: Đừng quên người lao động và doanh nghiệp chung một thuyền
Doanh nghiệp lo lắng chi phí nhân sự tăng cao nếu giảm giờ làm tiêu chuẩn, giảm giờ làm thêm và tính thêm lũy tiến theo giờ. Trong ảnh: Nhân viên quầy rau tại một siêu thị. Ảnh minh họa Minh Tâm.

Khó với nền kinh tế dựa vào sức lao động

Tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi diễn ra cuối tuần trước tại TPHCM, bà Phạm Thị Hồng Yến, Giám đốc nhân sự của Intel Việt Nam, cho biết trong thực tế vận hành, doanh nghiệp cần một lao động làm việc ít nhất 60 giờ/tuần để đảm bảo công việc, bù đắp những người nghỉ phép (12 ngày/người/năm); nghỉ lễ (10 ngày/người/năm); nghỉ ốm (bình quân 10 ngày/người/năm)...

Nếu giờ làm tiêu chuẩn giảm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ như dự thảo luật thì khoảng cách giữa quy định và thực tế càng xa, đẩy chi phí tăng lên vì phải tuyển thêm nhân sự để bổ sung. Vấn đề là hiện nay, một nhân viên mới vào làm việc phải mất tới sáu tháng đào tạo. “Giá thành không cạnh tranh thì ai đầu tư?”, bà Yến đặt câu hỏi.

Trao đổi riêng với phóng viên TBKTSG bên lề hội thảo, bà Yến chia sẻ, nếu tính trong nội bộ tập đoàn thì chi phí chung tại Việt Nam hiện gần bằng với Malaysia (trước đây thấp hơn hẳn nên có lợi thế cạnh tranh tốt hơn) và cũng chỉ còn ngưỡng “cực nhỏ” là bằng các nước khác. “Nếu giảm bốn giờ nữa thì không còn khoảng trống nào để bù đắp”, bà Yến khẳng định.

Ông Diệp Thành Kiệt, Hội Da giày TPHCM, nhận xét rằng quy định như dự thảo luật thì số giờ làm thêm, giờ làm tiêu chuẩn của Việt Nam... thấp hơn các nước trong khu vực. Theo ông, khi làm gì đó liên quan đến quan hệ nhạy cảm giữa người lao động và doanh nghiệp thì nên xem xét các nước xung quanh làm thế nào để đảm bảo cạnh tranh quốc gia. Các nhà đầu tư trực tiếp cũng như người mua hàng có thể chịu đựng một hai năm nhưng họ sẽ tính toán lại, thậm chí “chia tay” để lựa chọn những nước có chi phí nhân công rẻ hơn, thuế thấp hơn. Lúc đó, chính người lao động chịu thiệt.

Tiến sĩ Hồ Xuân Dũng, chuyên gia về lao động, nhấn mạnh nội dung ở bản dự thảo mới nhất đã thay đổi nhiều điểm so với bản trình của Chính phủ và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp và cũng chưa hẳn tốt cho người lao động. Ông Dũng phân tích, khi chuyển từ 48 giờ sang 44 giờ mà năng suất lao động không tăng thì chi phí nhân công tăng. Với một nền kinh tế phần lớn giá trị gia tăng dựa trên sức lao động thì hệ quả là sức cạnh tranh giảm.

Vấn đề là dây chuyền sản xuất thiết kế theo 48 giờ làm việc

Theo ông Dũng, với doanh nghiệp, chi phí tăng không đơn thuần ở câu chuyện 48 giờ, 44 giờ mà còn dắt díu nhiều vấn đề. Doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sản xuất theo 48 giờ, nếu giảm giờ làm thì sẽ vẫn phải giữ sản xuất như vậy. Bốn tiếng giảm sẽ trở thành giờ làm thêm.

Trong khi đó, dự thảo luật đề xuất thêm phương án trả lương làm thêm lũy tiến theo giờ (hai giờ đầu tiên, giờ thứ ba, giờ thứ tư của các ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ). Nếu vậy, số tiền lương doanh nghiệp phải trả cho việc làm thêm rất cao, như làm thêm vào ngày lễ đến giờ thứ 4 phải trả tới 360% so với làm việc trong giờ vào ngày bình thường.

Ông Kiệt thì cho rằng, mục đích của việc sửa đổi luật là mong tốt hơn cho người lao động. Nhưng, sửa đến độ doanh nghiệp không thể nuôi nổi, các ông chủ ngừng kinh doanh, bỏ tiền vào ngân hàng cho an toàn thì lúc đó, chính người lao động lãnh đủ.

Lấy ví dụ câu chuyện giảm giờ làm tiêu chuẩn xuống 44 giờ. Nếu áp dụng theo đề xuất này thì người lao động là người chịu thiệt thòi ngay. Bởi lẽ, với những người nhận lương theo sản phẩm thì số giờ làm này chưa chắc đảm bảo thu nhập như cũ, như mong muốn của người đề xuất. Còn nếu tính lương theo giờ làm thì chắc chắn thu nhập sẽ giảm.

“Lâu nay, người lao động đi làm, trông chờ vào thưởng Tết. Đây là khoản không bắt buộc. Nếu doanh nghiệp không trả thì ai chịu thiệt. Khi đề xuất cần cân nhắc để doanh nghiệp còn có điều kiện để thể hiện tính nhân văn”, ông Kiệt nói.

Với chuyện trả lương làm thêm lũy tiến, cách tính đang áp dụng hiện nay là ngày thường, ngày nghỉ và ngày lễ mức lương lần lượt là 150% - 200% và 300%. Điều này vốn đã được cân nhắc khi thông qua Bộ luật Lao động năm 2012. Nay, trong dự thảo lại đề xuất chẻ ra theo giờ, sẽ làm cho việc tính toán trở nên rất phức tạp.

Bà Trần Thị Hạ Bình, đại diện một doanh nghiệp ở Bình Dương, phân tích phương án tính tiền làm thêm lũy tiến theo giờ có thể mở ra cơ hội tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng, khi chi phí lao động tăng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ hơn về những khoản khác như du lịch, tiền thưởng.

Ông Huỳnh Quang Thanh, đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (Bifa), đánh giá luật đang xây dựng theo hướng một ngày một khó hơn cho doanh nghiệp. Những ấn định về giờ làm thêm, giờ làm tiêu chuẩn là tự làm khó doanh nghiệp trong nước. Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, nếu đối tác nước ngoài kiểm tra và thấy doanh nghiệp không tuân thủ theo các quy định hiện hành thì sẽ cắt hợp đồng.

Nên hoãn thông qua?

Ông Thanh cho rằng nếu những đề xuất còn gây tranh cãi quá thì nên hoãn việc thông qua luật để nghiên cứu thêm. “Mắc mớ gì bắt làm những gì không thể thực hiện được”, ông Thanh nói thẳng thắn.

Ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết các dự thảo trước đã được công khai trước khi trình Chính phủ, nhưng khi Chính phủ trình và được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì phát sinh nhiều nội dung mới, như giảm giờ làm tiêu chuẩn từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần hay trả lương lũy tiến theo giờ.

Đến nay dự thảo đang ở “sân” của Quốc hội nên ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay doanh nghiệp cũng chỉ là một phía. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có ý kiến là nếu còn quá nhiều quan điểm khác nhau thì cần lắng nghe thêm và không nên thông qua vào kỳ họp tháng 10 tới.

Minh Tâm

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.