Thứ bảy 19/07/2025 07:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đối tác ngoại vẫn bất an vì môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thiếu nhất quán

12/10/2020 00:00
"Sự thiếu minh bạch, thiếu nhất quán và không lường trước được những thay đổi khiến các nhà đầu tư bất an trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam", Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc nói.

Đối tác ngoại vẫn bất an vì môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thiếu nhất quán

Chủ tịch VCCI, Vũ Tiến Lộc

Sáng 14/5, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức buổi toạ đàm "Xúc tiến Thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược: Góc nhìn doanh nghiệp" với sự tham gia của nhiều đại diện từ các tổ chức, hiệp hội xúc tiến thương mại từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu,..

Theo đó, buổi toạ đàm đã chỉ ra những khó khăn mà doanh nghiệp nước ngoài gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam và đề xuất hướng giải quyết.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đánh giá cao những chuyển biến gần đây trong môi trường kinh doanh của Việt Nam như cải cách hành chính, cải cách thể chế quan trọng để môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực hàng đầu trong khu vực và thế giới,..

Trên cơ sở tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh cùng với những lợi thế sẵn có của Việt Nam như lợi thế địa kinh tế, địa chính trị, chất lượng nguồn nhân lực và chi phí cho lao động còn đang thấp càng trở thành ưu thế để Việt Nam thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, để tiếp tục thu hút đầu tư trong thời gian tới và nâng cao tính cạnh của môi trường đầu tư, đặc biệt là hướng tới mục tiêu mà Chính phủ đưa ra là Việt Nam trở thành 1 trong 4 nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt nhất trong ASEAN. Trong đó, cải cách về thủ tục hành chính vẫn là hướng đi trọng tâm, phải kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành không hợp lý,...

Đại diện Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) cho biết, theo nghiên cứu của JETRO, có tới hơn 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, so với các quốc gia khác đây là một tỷ lệ rất cao cho thấy sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Những yếu tố khiến các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao thị trường Việt Nam bao gồm: Chi phí lao động thấp, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, điều kiện sống cho cán bộ, công nhân viên người nước ngoài tốt, tình hình chính trị ổn định,...

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng "than phiền" về các khó khăn như: Chi phí nhân công đang tăng, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách thuế thiếu minh bạch, rõ ràng,... Vì vậy, còn rất nhiều yếu tố cần cải thiện để môi trường đầu tư của Việt Nam tốt hơn.

Đại diện AmCham, Kotra, VCCI, EuroCham và JETRO tại buổi hội thảo

Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước cũng đang đứng trước sức ép rất lớn trước những chi phí rất lớn về thuế, chi phí lao động cũng tăng lên rất nhanh do chi phí bảo hiểm tăng 35,36% cao nhất trong ASEAN, tiền lương tối thiểu tăng và hàng loạt chi phí tăng do điều chỉnh giá điện, giá xăng dầu.

"Trong lĩnh vực tài chính và chính sách thuế chúng ta đã có những tiến bộ nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục phàn nàn về sự thiếu nhất quán, hay thay đổi và thậm chí là một số lĩnh vực có sắc thuế tăng lên quá nhanh", ông Lộc nói.

Đặc biệt, sự thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất. "Văn bản pháp luật không thống nhất, chồng chéo và đôi khi hiểu thế nào cũng được, sự vận dụng trong các cơ quan chuyên môn cũng khác nhau theo cách hiểu khác nhau.", ông Lộc đánh giá.

"Sự thiếu minh bạch, thiếu nhất quán và không lường trước được những thay đổi khiến các nhà đầu tư bất an trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam", ông Lộc nói.

Lê Đình Thọ

TAGS:

Tin bài khác
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.