Doanh nghiệp nhỏ nằm ngoài cuộc chơi EVFTA?
Các ngành như may mặc và da giày của Việt Nam được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và doanh nghiệp FDI có khả năng đáp ứng được tỷ lệ tự chủ nguồn nguyên phụ liệu tuân thủ quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Hiệp định tự do thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA) sẽ được ký kết tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019, tạo cơ hội tiếp cận sâu giữa Việt Nam với thị trường gồm 28 nước thành viên của EU.
EVFTA loại bỏ 99% thuế hải quan giữa hai bên, trong đó 65% thuế hàng xuất khẩu từ EU sang Việt Nam được dỡ bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại giảm theo lộ trình 10 năm. 71% thuế xuất khẩu từ Việt Nam qua EU được loại bỏ và phần còn lại giảm dần theo lộ trình 7 năm. Là hiệp định thế hệ mới, EVFTA bao gồm cả những điều khoản về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do đầu tư và phát triển bền vững.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, kỳ vọng Hiệp định sẽ gia tăng trung bình 0,1% (dao động trong khoảng 0,0 – 0,3%) GDP thực sự của Việt Nam mỗi năm chỉ nhờ vào các tác động thương mại thuần túy. Một khi đi vào thực hiện hoàn toàn, những tiêu chuẩn cao của EVFTA sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Cao ủy châu Âu ước tính xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu sẽ tăng trưởng vào khoảng 18%, theo tính toán sẽ mở rộng thặng dư thương mại của Việt Nam với châu Âu. Đầu tư trực tiếp từ châu Âu tới Việt Nam, dưới tác động của Hiệp định, cũng sẽ gia tăng tăng trưởng của Việt Nam, trên cơ sở đầu tư trung bình của EU vào Việt Nam đạt trung bình gần 800 triệu USD trong khoảng từ năm 2010 - 2017.
Những cam kết mở cửa mạnh mẽ trong Hiệp định sẽ giúp mở cửa hơn nữa thị trường xuất khẩu cho Việt Nam, đặc biệt những hàng dệt may, nông thủy sản, đồ gỗ.
![]() |
Dệt may là ngành hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA (Ảnh: Internet) |
Theo các nhà phân tích của HSBC, các ngành như may mặc và da giày của Việt Nam được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định. Xuất khẩu may mặc và da giày của Việt Nam sang châu Âu đạt gần 9 tỷ USD trong năm 2018 trong khi thuế suất trung bình châu Âu áp cho các sản phẩm này ở mức 9%. Những mức thuế quan này sẽ được dỡ bỏ trong vòng 3 năm hoặc ngay lập tức sau khi EVFTA có hiệu lực đối với những hàng hóa ít nhạy cảm.
Bên cạnh những lợi ích, ông Hải cho rằng cần nhận thức Việt Nam phải xây dựng một ngành công nghiệp dệt may nội địa (mang ý nghĩa giảm các thành tố nhập khẩu) để có thể tận dụng được hết những lợi ích này.
Yêu cầu rất nghiêm khắc về xuất xứ hàng hóa đối với các sản phẩm may mặc nhập khẩu vào châu Âu có thể làm giảm các lợi ích đối với Việt Nam khi phần lớn các nguyên liệu chính đều được nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Hiện tại chỉ có các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và doanh nghiệp FDI có khả năng đáp ứng được tỷ lệ tự chủ nguồn nguyên phụ liệu tuân thủ quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
Theo chuyên gia HSBC, bên cạnh việc doanh nghiệp cần tự phát triển nội tại, những quy định hướng dẫn và hoạt động của Chính phủ giúp cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về hiệp định này là hết sức cần thiết, như quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hướng dẫn về cam kết của Việt Nam đối với EVFTA, những gì doanh nghiệp cần làm, cụ thể cam kết về môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa…
Bên cạnh đó, những cải cách triệt để về hành chính nhằm tháo gỡ những thủ tục về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, việc hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế và châu Âu cần được coi là một ưu tiên.
Lê Thúy
Theo: Thời báo kinh doanh
Tin liên quan
-
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc mang đến cả thách thức và cơ hội cực lớn cho Việt Nam
Dàn diễn viên “Biệt động Sài Gòn”: Kẻ ra đi nhiều mất mát, người gầy gò, tiều tụy...
Bàn sửa đổi Nghị định 83: 8 nội dung cấp thiết
Thị trường bán lẻ hiện đại trước những làn sóng mới
Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Tăng trưởng tín dụng 2019 ước khoảng 13%
Nên đọc
-
1/
Ca sĩ Thái Thùy Linh trở nên giàu có sau một thập kỷ làm thiện nguyện
-
2/
Bloomberg: Cổ phiếu Việt Nam ngày càng rẻ, nhưng không dễ mua!
-
3/
Giải golf tranh Cup Doanh nghiệp & Hội nhập phía Nam: Sức lan tỏa từ lần đầu "Đi đánh xứ người"
-
4/
Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
-
5/
Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm
-
6/
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Core Land: Diễn tiếp các chiêu trò mới
-
7/
Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử
-
8/
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
-
9/
Hà Nội: Hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
-
10/
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Tiền - Lê Khánh Trình: Hạt giống Việt sẽ nảy mầm trên đất Tây Phi
-
11/
Trung tâm quỹ đất quận Nam Từ Liêm: “phớt lờ” chỉ đạo cấp trên hay vô cảm với quyền lợi DN
-
12/
Giải pháp liên kết thúc đẩy hành động vì hàng Việt
-
13/
ĐBQH Trần Văn Lâm: Tránh góc nhìn “thiên kiến” về doanh nghiệp tư nhân