Thứ năm 03/07/2025 11:50
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Điện mặt trời có nên đồng giá?

12/10/2020 00:00
Có ý kiến cho rằng chính sách giá điện mặt trời không nên giữ một mức cho tất cả các vùng bức xạ vì sẽ khiến lợi nhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Song, quan điểm khác lại nhìn nhận vấn đề quan trọng nhất trong phát triển điện mặt trời là cải thiện

Theo dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời (Bộ Công Thương xây dựng), chính sách giá điện mặt trời được đề xuất chỉ còn một mức cho tất cả các vùng bức xạ, thay vì chia làm 4 vùng hoặc 2 vùng như các đề xuất trước đây.

Lợi nhuận bị đe dọa

Cụ thể, biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện được quy định: Dự án điện mặt trời mặt đất có giá 1.620 đồng/kWh, tương đương 7,09 cent/kWh. Giá mua với dự án điện mặt trời nổi là 1.758 đồng/kWh, tương đương 7,69 cent/ kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà là 2.156 đồng/kWh, tương đương 9,35 cent/kWh.

Giá mua điện này được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

So với giá điện mặt trời 9,35 cent được áp dụng trước ngày 30/6, chỉ có giá điện mặt trời mái nhà giữ nguyên, còn giá điện mặt trời mặt đất và điện mặt trời nổi đều giảm. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) đã lên tiếng cho rằng quy định trên là bất cập. Suất đầu tư vẫn giữ chi phí như trước nhưng giá bán giảm mạnh sẽ khiến lợi nhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng.

Theo đại diện CTCP Ecotech Việt Nam, điều kiện vay vốn ngân hàng ngày càng khó khăn, lãi vay cao. Trong khi đó, thời gian qua, các nhà máy điện mặt trời khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ được phát lên hệ thống 50-60% công suất khiến chủ đầu tư bị thiệt hại tài chính.

Vì vậy, nếu giá điện giảm, lại tập trung ở một số vùng nhất định, tình cảnh quá tải lưới tái diễn là rủi ro vô cùng lớn với nhà đầu tư. Nếu chỉ có một giá điện mặt trời cho các vùng bức xạ, chắc chắn nhà đầu tư sẽ chọn khu vực nào có tiềm năng về nắng lớn nhất như 6 tỉnh Tây Nguyên và câu chuyện quá tải lưới sẽ lặp lại mà không khuyến khích được đầu tư vào các tỉnh phía Bắc, miền Trung.

Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phân tích cường độ bức xạ của Việt Nam thay đổi nhiều theo các vùng. Các tỉnh miền Bắc có bức xạ thấp nhất, bình quân khoảng 3,7 kWh/m2/ngày, trong khi các tỉnh phía Nam, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên có bức xạ bình quân lên đến 4,8 - 5,1 kWh/m2/ngày (gấp gần 1,4 lần), dẫn đến các dự án điện mặt trời nối lưới đang phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn, gây quá tải cục bộ, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện của hệ thống.

Nhằm khắc phục hiện tượng này, VEA đề nghị thực hiện giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới theo nhiều vùng (2 - 4 vùng) thay cho giá mua điện chung trong cả nước như hiện nay.

Ngoài ra, việc áp dụng giá mua điện theo nhiều vùng sẽ mang lại một số hiệu quả như tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, các đơn vị vận hành hệ thống điện có nhiều lựa chọn trong việc tích hợp nguồn điện mặt trời với các loại hình nhà máy điện khác trong khu vực nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Giá mua điện mặt trời theo nhiều vùng cũng đã được nhiều quốc gia áp dụng.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tính cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời với tổng công suất 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (850 MW điện mặt trời vào năm 2020). Trong đó, riêng 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất 2.027 MW. Dự kiến, đến tháng 12/2020, công suất điện gió và điện mặt trời ở 2 tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MW.

Trong khi nguồn công suất tại chỗ rất lớn thì nhu cầu phụ tải của Ninh Thuận và Bình Thuận lại rất nhỏ. Theo tính toán cân bằng công suất của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, nhu cầu điện tại tỉnh Ninh Thuận từ nay đến tháng 12/2020 chỉ dao động 100 - 115 MW và Bình Thuận từ 250 - 280 MW. Chính vì vậy, công suất cần phải truyền tải từ hai địa phương này cũng rất lớn, với Ninh Thuận là 1.000 - 2.000 MW, Bình Thuận: 5.700 – 6.800 MW (bao gồm cả các nguồn điện truyền thống).

Theo tính toán, sự phát triển nóng này đã dẫn tới tình trạng đa số các đường dây, trạm biến áp từ 110-500 kV trên địa bàn đều quá tải, có đường dây quá tải lên đến 360%. Mức mang tải của các đường dây còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Dien-mat-troi-co-nen-dong-gia-2120-15700
Chính sách giá điện mặt trời được đề xuất chỉ còn một mức cho tất cả các vùng bức xạ

Đầu tư vẫn nóng

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng thuận với chính sách điện mặt trời một giá. Cụ thể, ông Phan Ngọc Ánh, Giám đốc công ty TNHH công nghệ năng lượng Alena, cho rằng giá mua điện có thể giảm so với trước đây nhưng chắc chắn vẫn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Việc đưa ra nhiều mức giá là không nên. Miền Nam phát triển điện mặt trời tốt thì phải làm sao để khuyến khích khu vực đó phát triển tốt hơn, chứ không phải giảm giá để hạn chế phát triển. Còn nâng giá miền Bắc lên để khuyến khích đầu tư ra phía Bắc sẽ gây hiệu quả kém, lãng phí đầu tư bởi suất đầu tư là không đổi.

Tuy vậy, theo ông Ánh, để phát triển điện mặt trời cần phải giải quyết những bất cập trong hợp đồng mua bán điện theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Việc xây dựng nhà máy điện mặt trời khá nhanh nên chính sách đi chậm sẽ làm chậm cả giai đoạn phát triển.

Thực tế thời gian qua, dòng vốn ngoại cũng không ngừng chảy vào thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam, nhất là điện mặt trời dù chính sách giá ưu đãi đã hết hạn từ 30/6/2019.

Điển hình như CTCP Fujiwara (Nhật Bản) vừa khánh thành nhà máy điện mặt trời tại khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định). Dự án có tổng công suất lắp đặt 100 MWp, tổng vốn đầu tư 63,7 triệu USD.

Tháng 8/2019, Tập đoàn Scatec Solar (Na Uy) cho biết có chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời nổi Trị An có công suất 1.000 MW, gần bằng 1/4 công suất điện mặt trời Việt Nam. Trước đó, cuối tháng 5, tập đoàn này đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá khoảng 500 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng 3 dự án điện mặt trời quy mô lớn tại các tỉnh Bình Phước, Quảng Trị và Nghệ An.

Từ đầu năm tới nay, hàng loạt DN Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Na Uy... cũng mạnh tay rót vốn vào thị trờng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Ông Ojasvi Gupta, Tập đoàn năng lượng Amplus (Ấn Độ), cho biết trong trường hợp áp dụng một mức giá mua điện mặt trời trên cả nước, các nhà đầu tư, phát triển năng lượng điện mặt trời sẽ chỉ chú trọng đầu tư dự án tại các khu vực có cường độ bức xạ lớn và điều này đòi hỏi chính quyền địa phương phải đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng (giải phóng mặt bằng, hệ thống truyền tải và phân phối).

Hiện tại, mức giá mua điện mặt trời của Việt Nam tương đối hấp dẫn so với các nước trong khu vực, do đó khi điều chỉnh giá xuống, sức hút tuy có giảm sút nhưng không khiến hoạt động đầu tư đi xuống. Để thúc đẩy hoạt động đầu tư lĩnh vực này, tạo sức hút với dòng vốn nước ngoài, vấn đề hiện tại là cải thiện cơ sở hạ tầng và hoàn thiện khung pháp lý.

Lê Thúy

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Giải pháp tiếp thị “0 đồng” toàn diện với Partnership Marketing

Partnership Marketing “Marketing 0 đồng”, một ý tưởng nghe qua tưởng như phi thực tế – lại đang trở thành một lối đi hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Doanh nghiệp không cần điều chỉnh thông tin địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi cập nhật địa giới hành chính

Từ ngày 1/7, doanh nghiệp không cần thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay chỉnh sửa địa chỉ trên hóa đơn điện tử sau khi địa giới hành chính được cập nhật. Cơ quan thuế sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, đảm bảo quyền lợi và tránh xử phạt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.