Thứ bảy 19/07/2025 11:10
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dệt may các nước sẽ ồ ạt vào Việt Nam sau dịch Covid-19

12/10/2020 00:00
Đầu tư dệt may của các nước sẽ dịch chuyển vào Việt Nam từ nay đến năm 2025 và được dự báo là sẽ rất nhanh, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), ông Vũ Đức Giang, đã đưa ra dự báo như trên tại buổi họp báo công bố tổ chức sự kiện Cotton Day Vietnam vào chiều 14-9 tại TPHCM.

Dịch chuyển nhanh vào Việt Nam

Tại cuộc họp, khi nhận câu hỏi về nhận định việc dịch chuyển sản xuất dệt may của các nước ở Trung Quốc qua Việt Nam sau dịch bệnh, người đứng đầu Vitas cho rằng đây là xu thế tất yếu và là xu thế của thị trường thay đổi.

Trước đây Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc được xem là những "cường quốc" dệt may hàng đầu thế giới. Bây giờ các nước và vùng lãnh thổ này đang giảm dần sản xuất lĩnh vực này.

"Do đó, việc chuyển dịch sản xuất sang các nước khác là điều tất yếu", ông Giang phân tích, và ông cho rằng không xảy ra dịch họ cũng dịch chuyển và Covid-19 càng thúc đẩy việc dịch chuyển nhanh hơn.

"Việt Nam là một thị trường có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự dịch chuyển đầu tư này", ông Giang nói.

Trên thực tế sự dịch chuyển này đã xảy ra. Không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc mà sự dịch chuyển này còn đến từ các nước như Ý, Đức và thậm chí là của nước Nga xa xôi, điều mà những người làm trong ngành này trước đây không hề nghĩ tới, ông Giang nói.

Người đứng đầu Hiệp hội chỉ ra các doanh nghiệp đến từ Ý đã nhanh chân rót vốn đầu tư tại cụm sản xuất quy mô lớn từ sợi - dệt - nhuộm - may ở huyện Phù Cát tỉnh Bình Định và dự án nhà máy dệt ở Khu công nghiệp Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).

Một lưu ý nữa là sản xuất chỉ trước đây chủ yếu là đầu tư của Hàn Quốc nhưng giờ đây Việt Nam đã có tất cả các nhà máy sản xuất chỉ của các nhà đầu tư thuộc 5 nước có ngành sản xuất chỉ hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy các nhà đầu tư trong ngành dệt may các nước đã nhìn thấy nhiều cơ hội ở Việt Nam, ông Giang nói.

"Cho nên cái dòng dịch chuyển đầu tư từ nay đến 2025 sẽ rất nhanh nhất là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực", ông Giang dự báo và cho rằng sự dịch chuyển dòng đầu tư này sẽ càng nhanh sau khi đại dịch được kiểm soát.

Lãnh đạo Vitas cho rằng sự dịch chuyển sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài sẽ hỗ trợ đất nước gia tăng tỷ trọng phần cung ứng bị thiếu hụt. Khi đó, các doanh nghiệp trong nước gia tăng tỷ trọng nội địa hóa, được hưởng các ưu đãi đầu tư theo cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Hiện tại Việt Nam chỉ đáp ứng nội địa từ 47-48%, và với sự gia tăng dịch chuyển đầu tư của các nước thì ngành có thể nâng lên đạt 67-68% trong thời gian tới.

Điều này cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị sản xuất thoát khỏi làm gia công theo đơn đặt hàng. Theo ông Giang trên thực tế tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành dệt may trong nước làm thuần gia công đã giảm nhiều, chuyển dần sang làm FOB hay OEM...

Ảnh minh họa: Lê Hoàng

Covid "thổi bay" mục tiêu xuất khẩu

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 8 của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng năm 2020 ước đạt 19,25 tỉ đô la Mỹ, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có thể nói, do ảnh hưởng của đại dịch, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn. Niềm tin tiêu dùng các mặt hàng ở Mỹ, EU và Nhật Bản chưa có nhiều tín hiệu tốt.

Theo thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần.

Một số doanh nghiệp đã nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.

Từ hồi đầu năm, toàn ngành đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 40 tỉ đô la, nhưng với tình hình dịch Covid-19 này thì theo ông Vũ Đức Giang, khả năng chỉ đạt 32 đến 32,5 tỉ đô la.

"Chúng tôi đang theo dõi diễn biến của dịch bệnh và diễn biến của thị trường trong ba tháng cuối năm như thế nào để tính toán tiếp", ông Giang nói.

Lê Hoàng

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.