Thứ bảy 19/07/2025 06:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Covid-19: Cơ hội cho những cải cách sâu rộng

12/10/2020 00:00
Bài học thành công trong chống dịch Covid-19 cần được áp dụng trong giai đoạn phục hồi kinh tế và cải cách sâu rộng hơn, trong đó nên đột phá từ lĩnh vực năng lượng và sản xuất trong lĩnh vực y tế.

Ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN đưa ra trong trao đổi với Thời báo Ngân hàng.

Theo ông, tinh thần của bài học chống đại dịch Covid-19 rất thành công cần được áp dụng trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay như thế nào?

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đẩy nền kinh tế toàn cầu vào tình trạng xấu đi nhanh chóng, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định rất nhanh, quyết đoán, kịp thời và hiệu quả. Chính phủ đã quyết đoán lựa chọn các chính sách và giải pháp ít xấu hơn, tức là mặc dù vẫn phải trả giá đắt (như gia tăng chi phí bỏ ra để phòng chống dịch bệnh, đưa ra các hỗ trợ cho nền kinh tế, DN và người dân…), nhưng cái giá phải trả sẽ còn đắt hơn rất nhiều nếu không lựa chọn những giải pháp đó.

Rõ ràng có thể đem quyết tâm, tinh thần chống dịch đó vào phục hồi tăng trưởng kinh tế. Từ trước đến nay, những quyết sách thường cần rất nhiều thời gian để cân nhắc, bàn tính nhưng trong những tình huống cấp bách mà nếu không làm thì hệ lụy còn lớn hơn rất nhiều. Nên tôi nghĩ, bên cạnh những tác động và hệ lụy tiêu cực của nó, dịch Covid-19 cũng là cơ sở để tạo ra những đột phá về mặt cải cách, triển khai chính sách. Theo đó các cải cách phải được làm nhanh, nhất quán, công khai, minh bạch và hiệu quả hơn.

Trong thời điểm hiện nay, theo ông nên đột phá từ lĩnh vực nào?

Chúng ta hoàn toàn có thể đột phá từ lĩnh vực năng lượng, vì năng lượng giống như ngành công nghiệp nền tảng, tính lan tỏa lớn. Nếu gỡ được cục máu đông của thị trường năng lượng sẽ có tác dụng lan tỏa sang các ngành khác rất tốt. Nếu xử lý được thị trường năng lượng, tự do hóa được thị trường này và có cơ chế để thu hút được các nhà đầu tư đầu tư vào truyền tải điện sẽ tạo ra “cú hích” rất mạnh cho nền kinh tế. Ngược lại, nếu để thiếu điện vì cơ chế thì hệ lụy tiêu cực của nó cũng lớn như việc không kiểm soát được dịch bệnh tốt. Và vấn đề ở đây đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, quyết đoán mạnh mẽ trong triển khai với tinh thần công khai, minh bạch.

Bên cạnh đó, các ngành sản xuất liên quan đến y tế cũng có thể xem là một mũi đột phá cải cách trong lúc này. Việt Nam đã tạo được “thương hiệu” rất tốt về đối phó, kiểm soát dịch Covid-19, cho nên sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế, dược phẩm cũng đang có cơ hội lớn trong thu hút đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Các DN Mỹ thuộc lĩnh vực thiết bị y tế và dược phẩm đánh giá ở thị trường ASEAN có hai nước có tiềm năng phát triển lớn và họ đang muốn đầu tư vào, đó là Indonesia và Việt Nam (cả về mặt thị trường tiêu thụ, kỹ năng tốt của người lao động cũng như để phục vụ xuất khẩu). Đã có 2 công ty dược lớn đang chờ Bộ Y tế phê duyệt hồ sơ đầu tư sản xuất dược phẩm tại Việt Nam và một số công ty về thiết bị y tế cũng đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

covid 19 co hoi cho nhung cai cach sau rong

Dệt may của Việt Nam là mặt hàng có tính cạnh tranh cao

Ông có thể chia sẻ thông tin chi tiết hơn về khoản quỹ trên 100 tỷ USD dành cho đối tác của các DN Mỹ và các DN Việt Nam có thể tận dụng được nguồn vốn này như thế nào?

Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (EXIM) - cơ quan hỗ trợ về mặt thương mại của Mỹ đang có quỹ trên 130 tỷ USD. Trong 12 tháng tới tính từ tháng 5/2020, quỹ này dành ra là 80 tỷ USD để hỗ trợ vốn cho các khách hàng, đối tác của các DN Mỹ, hỗ trợ vốn cho các DN mua hàng hóa và công nghệ của Mỹ. Với lãi suất cạnh tranh và có thể gia hạn nên sẽ rất tốt cho các DN muốn vay các món lớn để nhập khẩu hàng hóa Mỹ. Điều này cũng giúp giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Việt Nam, là điều mà phía Mỹ cũng quan tâm hiện nay.

Nguồn vốn này không hạn chế mức tối đa cho từng thị trường mà tùy thuộc vào khả năng hấp thụ lại có thể tăng thêm nếu kích thích được xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của Mỹ. Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cũng như giới thiệu cho các DN muốn tìm hiểu thông tin về nguồn vốn này.

Gần đây có các thông tin về “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”. Ông đánh giá thế nào về khả năng và cơ hội Việt Nam tham gia vào mạng lưới này?

Mạng lưới này vẫn đang ở dạng ý tưởng và vẫn cần một thời gian để hình thành những nội dung cụ thể hơn. Một số đánh giá ban đầu cho rằng, mạng lưới này giống như một lựa chọn thay thế cho TPP trước đây và tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia. Nếu chủ động tham gia từ đầu thì chúng ta sẽ có quyền chủ động để góp phần vào xây dựng luật chơi thay vì sau này khi nó đã thành khuôn, thành hình rồi lúc đấy mới tham gia thì khả năng thể hiện quyền chủ động sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên để tham gia một mạng lưới như vậy thì những tiêu chuẩn đi kèm sẽ rất cao. Theo ông, liệu Việt Nam có thể đáp ứng được?

Cũng giống câu chuyện TPP trước đây, vì trong tham gia đàm phán TPP, Việt Nam là nước không giống như các nước còn lại cả về trình độ phát triển và nhiều mặt khác nữa, nhưng chúng ta vẫn chấp nhận tham gia cuộc chơi đó và các nước kia cũng chủ động mời Việt Nam tham gia. Đó là vì họ có lòng tin là Việt Nam có thể làm được những cam kết đưa ra. Và trên thực tế, công cuộc hội nhập mở rộng quan hệ của Việt Nam trong nhiều hiệp định chất lượng cao như CPTPP, EVFTA… cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể “chơi được” với mọi đối tác.

Tôi cho rằng Việt Nam có một số ngành đang có tính cạnh tranh cao trên thế giới. Các mặt hàng như dệt may, da giày; các mặt hàng nông, thủy sản và chế biến nông sản; các mặt hàng dịch vụ, đặc biệt về khả năng sáng tạo, phát triển các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin (App Economy) phục vụ phát triển kinh tế số... đều có thể cạnh tranh rất tốt. Bên cạnh đó, mảng xây dựng cũng rất tiềm năng. Chúng ta có năng lực lớn về xây dựng các dự án bất động sản, hạ tầng giao thông, cầu đường... trong khi nhu cầu về xây dựng tại các nền kinh tế trong “Mạng lưới thịnh vượng” vẫn rất lớn. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh ở lĩnh vực này nếu tận dụng tốt lợi thế kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư, công nhân và tối ưu hóa được chi phí.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Lê

Tin bài khác
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.