Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
- 127
- Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
- 15:08 12/02/2022
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu, vào năm 2025, trị giá xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD; tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD.
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Trị vừa ký Quyết định số 60/QĐ-TCLN-KHTC phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo chuỗi và nâng cao giá trị gia tăng giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể: tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0% đến 5,5%/năm. Trị giá xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 18 - 20 tỷ USD và tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung đạt 35 triệu m3/năm vào năm 2025; đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì ổn định ở mức 42%.
Cũng theo kế hoạch này, trong giai đoạn 2025 - 2030, ngành lâm nghiệp định hướng cơ cấu theo nhóm sản phẩm chủ lực gồm: sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, đặc sản địa phương.
Với sản phẩm chủ lực quốc gia, tập trung đầu tư, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn với công nghiệp chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.
Tăng cường liên kết vùng, liên kết ngành để đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nhằm tháo gỡ các rào cản thương mại, thúc đẩy xuất khẩu.
Ở khía cạnh phát triển thị trường chế biến gỗ và lâm sản, Tổng cục trưởng Nguyễn Quốc Trị nêu rõ sẽ nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với đó, xây dựng nhãn hiệu “Gỗ Việt”, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia “Gỗ Việt” đối với các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, quảng bá thương hiệu tại thị trường trong nước và quốc tế…
Theo TCHQ
Bài liên quan
- Đặt ra mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5,0 - 5,5%/năm
- Nghệ An: Phát triển chuỗi giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện đại, bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường
- Đắk Lắk: Truy tố Giám đốc và 8 cán bộ Công ty Lâm nghiệp vì để mất rừng, gây thiệt hại hơn 29 tỉ đồng
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I năm 2021 với mức tăng trưởng tốt phục hồi giữa tình hình dịch bệnh phức tạp
#lâm sản

Tín hiệu tích cực từ chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 dự báo tăng trưởng khoảng 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu.
Đọc thêm Doanh nghiệp Việt Nam sau đại dịch
Kiềng 3 chân giúp hộ nuôi làm giàu
“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo” là câu nói tâm đắc của những người làm nghề canh trì. Có những lúc thăng trầm, nhưng nghề nuôi cá vẫn luôn là điểm tựa vững chắc cho cuộc sống của họ. Nghề này, tuy vất vả nhưng nếu “thuận buồm, xuôi gió”, có thể giúp nông dân trở thành tỷ phú. Tuy nhiên, nuôi cá không gặp thời, cũng khiến họ phải chịu cảnh trắng tay.
Dự án hơn 2 tỷ đô: Khởi đầu đắt giá cho du lịch đêm Quy Nhơn
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế cho Quy Nhơn – Bình Định. Trong đó sự xuất hiện của dự án hơn 2 tỷ đô MerryLand Quy Nhơn được nhìn nhận là khởi đầu đắt giá, thúc đẩy phát triển kinh tế đêm – mảnh ghép còn thiếu của du lịch Bình Định.
VPCorp và HKT Group ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác
Sáng 12/5/2022, tại TP,HCM đã chính thức diễn ra Lễ khai trương Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh VP (VPCORP) và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc HKT (HKT GROUP). Cũng tại sự kiện, VPCORP và HKT GROUP đã ký kết hợp tác cùng hai đơn vị uy tín trong ngành bất động sản là: Phú Đông Group và Thang Long Real Group.
Hà Nội chuyển mình để thích ứng
Qua hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã có nhiều bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đây là tiền đề để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân, thích ứng an toàn, nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Tổng thống Sierra Leone đánh giá cao việc Việt Nam chọn ngành IT là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước
Trong chuyến thăm Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng thống Julius Maada Bio, ông đã đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam chọn công nghệ thông tin là “cánh chim đầu đàn” để phát triển đất nước. Đặc biệt, là việc xây dựng, hình thành và phát triển các khu Công nghệ cao ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định đây là điều mà Sierra Leone sẽ học tập.
Thực thi gói hỗ trợ: Chú ý diễn biến thị trường để có biện pháp quản trị rủi ro
Trong Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, một số cấu phần có chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn về nguy cơ lạm phát hay tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng hay sức ép đối với bội chi ngân sách. Quá trình thực hiện cần chú ý tới các diễn biến của thị trường, của nền kinh tế, các biểu hiện rủi ro phát sinh và từ đó có các biện pháp quản trị rủi ro và điều chỉnh kịp thời.
Doanh nghiệp gia tăng đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu
Nhân lực, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số… là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung đẩy mạnh đầu tư ngay từ đầu năm 2022, với kỳ vọng sẽ tận dụng được cơ hội mở ra từ nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi trước đại dịch Covid-19.
TP. Hồ Chí Minh tạo sinh khí mới để thu hút đầu tư trong điều kiện bình thường mới
Sau những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 gần đây, TP. Hồ Chí Minh bước vào năm mới với quyết tâm đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm củng cố vị thế đầu tàu kinh tế của cả nước. Trong bài viết dưới đây, giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Burkhard Schrage đưa ra ba gợi ý để thành phố thành công trên bình diện này trong điều kiện bình thường mới.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Một số vấn đề trong việc điều hành giá cả thị trường trong năm 2022
Năm nay là năm thứ 2 Việt Nam trải qua cơn đại dịch Covid chưa từng có, nó tác động mạnh mẽ vào từng gia đình và mọi hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.
Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP phục hồi mạnh năm 2022
Các tổ chức tài chính nước ngoài vừa đưa ra dự báo khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 được dự báo sẽ ở mức 6,5-6,7%, nhờ sự phủ rộng của vaccine phòng COVID-19 và các chính sách phục hồi kinh tế.