Xử lý các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng
- 25
- Tư vấn pháp luật
- 10:37 16/07/2021
DNHN - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ, cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng...
Hợp đồng lao động bị vô hiệu
Điều 50 của Bộ luật Lao động quy định rất cụ thể về việc hợp đồng lao động vô hiệu, đây là cơ sở để các bên xem xét khi có xảy ra tranh chấp.
Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật; Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền; Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm; Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, pháp luật quy định Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thanh tra lao động tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu được quy định như sau:
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc;
Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ
Trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thì xử lý theo cách dưới đây:
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:– Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020;
Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:– Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020.
Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của HĐLĐ vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong HĐLĐ là công việc mà pháp luật cấm thì xử lý theo cách dưới đây:
Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật.
Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020.
Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:– Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động; Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản;
Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu xác định theo điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020;
Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020, nếu có.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành. Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 đã có những thay đổi nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ việc áp dụng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động
Điều 35, Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động đã cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần có lý do mà chỉ cần đáp ứng điều kiện báo trước về thời gian như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Thậm chí, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Khoản 2 Điều 35, Bộ Luật lao động 2019 quy định những trường hợp đó bao gồm:
Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này
Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Hà An
Bài liên quan
#hợp đồng lao động

Xác định Hợp đồng lao đông theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021
Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) một số điểm mới khác về hợp đồng lao động từ 2021 như sau:

Doanh nghiệp có quyền chấm dứt hợp đồng lao động vì Covid-19?
Khoản 1, Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
Đọc thêm Tư vấn pháp luật
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về Tổ chức phát triển quỹ đất
Đề xuất trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Đi làm vào dịp Tết Nguyên đán, người lao động nhận lương thế nào?
Do dịch bệnh, thay vì về quê ăn Tết, nhiều người lao động lại chọn ở lại cùng doanh nghiệp tăng gia sản xuất. Vậy khi đi làm ngày Tết, người lao động được nhận lương thế nào?
Những bất cập trong lĩnh vực đấu thầu cần tháo gỡ
Để hoàn thiện hành lang pháp lý và đảm bảo tính minh bạch trong lĩnh vực đầu tư công, từ năm 2013 Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu. Trong đó, quy định rất rõ những hành vi nghiêm cấm trong quá trình đấu thầu.
Xử lý như thế nào khi chi sai tiền hỗ trợ Covid-19
Theo luật sư, người dân nhận nhầm tiền hỗ trợ nên trả lại, song nếu họ thực sự khó khăn chính quyền không nên truy thu; phía cán bộ vi phạm cần xem xét mức độ để xử lý.
Doanh nghiệp cần biết: Thêm 4 trường hợp xe ô tô bị cảnh báo đăng kiểm từ ngày 01/10/2021
Từ ngày 01/10/2021, việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ thực hiện theo Thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông Vận tải. Kéo theo đó sẽ có thêm trường hợp xe ô tô bị cảnh báo đăng kiểm.
Mã số giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài (cả cá nhân và tổ chức) cần đăng ký mã số giao dịch chứng khoán (MSGD) với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trước khi thực hiện đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp cần biết: Những kiến thức cơ bản về "sáp nhập doanh nghiệp"
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Làm thế nào để sáp nhập doanh nghiệp mà không vi phạm Luật Cạnh tranh? Đối với các chủ doanh nghiệp thì thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp...
Sao kê tài khoản và quyền yêu cầu in sao kê tài khoản ngân hàng của người khác
Sao kê ngân hàng là bản sao ghi chép chi tiết những giao dịch đã phát sinh của tài khoản thanh toán cá nhân hoặc tổ chức. Các giao dịch phát sinh bao gồm: các khoản chi tiêu, thanh toán dịch vụ, ứng tiền mặt…
Doanh nghiệp cần biết: Hướng dẫn tạm thời về vận tải đường thủy nội địa và hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu thuyền viên, người lái phương tiện phải khai báo y tế thông qua phần mềm NCOVI, Bluezone, tokhaiyte.vn...
Doanh nghiệp cần biết: Giảm lương của người lao động
Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay, một trong những giải pháp được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng là giảm lương người lao động để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho doanh nghiệp mình.