Xu hướng đầu tư năng lượng tái tạo trong bối cảnh mới

10:10 09/12/2021

Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3200 km, do vậy có rất nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng gió nói chung và điện gió nói riêng. Chính vì những tiềm năng to lớn đó, cùng với những đặc điểm về năng lượng gió là loại năng lượng sạch, năng lượng tái tạo có nguồn phát gần như vĩnh cửu trong tự nhiên nên trong những năm gần đây, mục tiêu ưu tiên phát triển điện gió được thế giới và cả Việt Nam đặc biệt quan tâm.

trong những năm gần đây, mục tiêu ưu tiên phát triển điện gió được thế giới và cả Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Trong những năm gần đây, mục tiêu ưu tiên phát triển năng lương tái tạo được thế giới và cả Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo ở các nước trên thế giới  

Việc phát triển năng lượng tái tạo rất được ưu tiên trong thời gian vừa qua nhưng thực tế là hiện nay năng lượng tái tạo vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cung năng lượng tái tạo thế giới. Từ 2009 - 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng từ 8,7% lên 11,2%, nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trong vận tải thì chiếm 3%, về điện chiếm cao nhất cũng chỉ hơn 20%.

Hiện nay tổng công suất điện gió năm 2020 của toàn thế giới là 743 GW (tương đương 743.000 MW) , trong đó năm 2020 cũng tăng thêm 93.000 MW. Tốc độ tăng về phát triển điện gió trên thế giới trong thời gian vừa qua phát triển rất nhanh với tốc độ 2 con số. Về điện gió ngoài khơi cũng được phát triển nhanh trong thời gian gần đây, đến năm 2020, tổng điện gió ngoài khơi chiếm đến 35.000 MW, con số tăng rất nhanh, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các nước châu Âu sau đó đến Trung Quốc, còn lại những nơi khác của thế giới đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Một số nơi có nguồn điện gió lớn nhất trên thế giới, ví dụ như Trung Quốc hiện nay có công suất đến khoảng gần 300.000 MW, riêng năm 2020, Trung Quốc đưa vào 52.000 MW công suất điện gió, tiếp sau tới Đức là trên 200.000 MW công suất điện gió, và đến Mỹ đạt công suất khoảng 130.000 MW.

Còn về điện mặt trời cũng chứng kiến sự phát triển rất nhanh và lớn hơn công suất điện gió một chút. Tính đến năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đạt 760.000 MW, riêng năm 2020 đã đưa vào 139.000 MW. Trong đó, 10 quốc gia đưa vào nhiều công suất điện mặt trời nhất năm 2020 thì lớn nhất là Trung Quốc với khoảng gần 250.000 MW ( trong đó năm 2020 đómg góp 48.000 MW). Và đặc biệt trong 10 quốc gia này thì có cả Việt Nam, năm 2020 Việt Nam đã đưa vào thêm hơn 11.000 MW công suất điện mặt trời.

Cùng với quá trình phát triển công nghệ, giá điện năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng điện gió, điện mặt trời giảm rất nhanh. Điển hình như, giá điện mặt trời, trong 10 năm qua từ 2010 đến 2020 theo thống kê giảm từ 38 cent/kWh xuống còn độ khoảng gần 6 cent/kWh, còn điện gió ngoài khơi cũng giảm rất nhanh, đến năm 2010 đạt khoảng 16 cent/kWh và đến năm 2020 thì xuống còn 8,4 cent/kWh., và điện gió trên bờ cũng chứng kiến mức giảm nhanh với năm 2010 ước đạt khoảng 8,9 cent còn khoảng 4 cent/kWh .

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Ảnh: Internet
Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Ảnh: Internet.

Nhận định về sự sự phát triển của năng lượng tái tạo trên thế giới, Ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nhận định: “Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thường người ta rất ngại phát triển các và điện mặt trời vì nó có sự thay đổi của thời tiết, nó không ổn định mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Rất nhiều các chuyên gia lo ngại là khi phát triển các dự án này dẫn đến ảnh hưởng an ninh cung cấp điện của hệ thống. Nhưng thực tế trên thế giới thì đã thực hiện nhiều giải pháp và nhiều quốc gia có tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo biến đổi chiếm tỷ trọng cao. Điển hình như Đan Mạch thì tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo biến đổi chiếm đến trên 60%, trong đó chủ yếu là điện gió. Người ta đã tính có thời điểm, có ngày 100% nhu cầu điện của Đan Mạch được cấp từ nguồn điện gió. Hay điển hình như một số quốc gia phát triển khac như tại Đức, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo biến đổi chiếm trên 30%, hay Anh và Tây Ban Nha cũng chiếm xấp xỉ khoảng 30%.

Định hướng về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3200 km, do vậy có rất nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng gió nói chung và điện gió nói riêng. Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, trên đất liền nước ta có tiềm năng về phát triển điện gió khoảng 30 GW, còn ở ngoài khơi thì có tiềm năng khoảng 100 – 500 GW. Chính vì những tiềm năng to lớn đó, cùng với những đặc điểm về năng lượng gió là loại năng lượng sạch, năng lượng tái tạo có nguồn phát gần như vĩnh cửu trong tự nhiên nên trong những năm gần đây, mục tiêu ưu tiên phát triển điện gió được thế giới và cả Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Với chiến lược khuyến khích đầu tư, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và điện gió của Chính phủ,  những năm gần đây đã có sự gia tăng nhanh chóng các dự án điện gió được đầu tư vào nhiều địa bàn các tỉnh thành trên cả nước, làm thay đổi tỷ trọng công suất điện gió tham gia vào tổng công suất phát điện quốc gia. Tại thời điểm hiện nay, cả nước có khoảng 106 dự án điện gió đang được triển khai đầu tư, xây dựng với tổng mức khoảng 6 tỷ đô la và tổng công suất là 5655 MW. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay chỉ có khoảng 69 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 3298 MW được công nhận vận hành thương mại (COD), còn lại thì các nhà máy đều trong diện chưa được công nhận COD, do vậy vẫn phải tiếp tục tiến trình hoàn thiện, xây dựng lắp đặt và tiến tới được thẩm định để đóng điện. Đây là những vấn đề nóng của thị trường điện hiện nay và do vậy các cơ quan quản lý nhà nước đang vào cuộc cùng với các chuyên gia và doanh nghiệp bàn thảo về các kế hoạch làm sao để sớm đưa các dự án điện gió đi vào hoạt động

tại Hội nghị COP26 tại Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng dần từng năm và sẽ bằng 0 vào năm 2050
Tại Hội nghị COP26 tại Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng dần từng năm và sẽ bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam hiện nay cung cấp chủ yếu từ các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng tái tạo (thủy điện, năng lượng sinh khối, điện gió, điện mặt trời) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên 20%.

Ông Vy chia sẻ: “Trong giai đoạn từ 2020 đến 2050, hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi sâu sắc, từ phần lớn dựa vào nhiên liệu hóa thạch sang tăng cường hiệu quả, dựa trên năng lượng tái tạo và thực hiện điện khí hóa rộng rãi trong khi tăng tính linh hoạt của hệ thống. Trọng tâm của sự chuyển đổi sẽ bao gồm thứ nhất, điện sạch sẽ là nguồn năng lượng chính, kết hợp với công nghệ số giúp tận dụng tối đa lượng điện năng lượng tái tạo chi phí thấp ngày càng tăng. Thứ hai, gia tăng nhanh việc sử dụng điện và sản xuất điện từ năng lượng tái tạo bằng cách phối hợp triển khai, sự dụng chúng trong các lĩnh vực quan trọng như điện, giao thông, công nghiệp và các tòa nhà”.

Bàn về định hướng về phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam, ông Vỹ nói thêm: “Trong giai đoạn 2020-2050, chiến lược xây dựng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 2068 thì đến năm 2050, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 46,5%. Thế nhưng tại Hội nghị COP26 tại Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng dần từng năm và sẽ bằng 0 vào năm 2050, đồng thời nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, giảm thiểu khí metan… Như vậy, theo mục tiêu ước tính của chúng tôi, với việc thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ thì tỷ trọng năng lượng tái tạo đến năm 2050 sẽ có thể gia tăng gấp đôi, trong khoảng 80-90%”.

Bên cạnh những lợi thế về điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ, thì ông Nguyễn Văn Vy đánh giá ngành điện gió hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều nhiều “điểm nghẽn”.

Được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, nhưng việc khai thác ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu là các rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện… đã hạn chế việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo để đưa nguồn điện vào sử dụng trên thực tế.

Ngoài ra, dịch Covid-19 tại Việt Nam đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công của các dự án điện gió, do giãn cách xã hội đã hạn chế sự di chuyển và đi lại. Việc áp dụng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 diễn ra ở nhiều tỉnh thành khiến cho các dự án bị chậm tiến độ một cách đáng kể.

Trong khi đó, giá FIT chỉ áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11, điều này khiến các doanh nghiệp dù có “vắt chân lên cổ” cũng không kịp hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến cho các dự án gặp một số khó khăn như: Quá trình giải phóng mặt bằng bị đình trệ; khó khăn trong huy động nguồn nhân lực làm việc tại công trường dự án; chuỗi cung ứng bị gián đoạn do tình trạng khó khăn và tắc nghẽn trong quá trình nhập khẩu và vận chuyển trang thiết bị.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam chia sẻ bên cạnh những khó khăn do dịch bệnh gây ra, do thời gian đầu tư điện gió kéo dài nên đã gặp nhiều rủi ro về chính sách và thủ tục đầu tư. Đặc điểm của điện gió là chi phí dự án phần lớn đều là chi đầu tư trả trước, không phát sinh chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành, bảo trì trong suốt vòng đời của dự án tương đối nhỏ. Do đó, vốn và chi phí vốn là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn đầu tư của điện gió.

Nhưng hiện nay, hợp đồng mua bán điện theo mẫu của Bộ Công Thương còn tồn đọng một số lỗ hổng, khiến các nhà đầu tư đứng trước nhiều rủi ro. Điều này cũng khiến các ngân hàng và định chế tài chính từ chối cho các nhà đầu tư tiếp cận vốn.

Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3200 km, do vậy có rất nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng gió nói chung và điện gió nói riêng
Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3200 km, do vậy có rất nhiều tiềm năng về phát triển năng lượng gió nói chung và điện gió nói riêng.

Cần thực hiện nhiều phương pháp đồng bộ

Thực tế, thời gian qua, nhờ thông qua các cơ chế khuyến khích được Chính phủ ban hành đã tạo động lực thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Để đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam trong thời gian tới, ông Vy đã đưa ra 5 giải pháp chính bao gồm: 

Thứ nhất, tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Bằng cách đó có thể thực hiện nhiều phương pháp đồng bộ như: Thành lập trung tâm đào tạo và công nghệ; Khuyến khích và hỗ trợ các trường đại học và các cơ sở dạy nghề để dạy các môn học mới liên quan đến năng lượng tái tạo; Sự vào cuộc của Bộ Công thương trong việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Thứ hai, tăng cường các hoạt động phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.

Thứ ba, chọn các xã đặc biệt của vùng sinh thái để xây dựng kế hoạch thí điểm phát triển đô thị xanh và nông thôn. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để mở rộng trên toàn quốc.

Thứ tư, các nhà máy điện đốt than nên nghiên cứu việc kết hợp sử dụng sinh khối với than đá. Nghiên cứu này đã chuyển các nhà máy cũ chạy bằng than có năng suất thấp để sử dụng sinh khối.

Thứ năm, đề nghị sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo các bước: xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây; các dự án điện mặt trời không nên tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm nhằm tránh quá tải cho lưới điện; các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, để tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia phát triển lĩnh vực năng lượng, hiện Bộ Công Thương đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Luật Ðiện lực để có cơ sở thực hiện xã hội hóa hoạt động truyền tải điện, nhằm tháo gỡ nút thắt quan trọng trong hạ tầng năng lượng; Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo giai đoạn tới như: Cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. 

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo và lưới truyền tải.

Bảo Bảo